Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 42 - 47)

II. Các nhân tố ảnh hưởng đối với hoạt động thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngã

1. Tình hình xây dựng, mở rộng và nâng cấp dịch vụ du lịch quốc tế của Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –

1.2. Về việc xây dựng, mở rộng và nâng cấp hệ thống các cơ sở lưu trú

Để làm rõ hiện trạng các cơ sở lưu trú có đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, đầu tiên ta xem xét nhu cầu lưu trú của khách du lịch để hiểu rõ hiện trạng

Bảng 2.9: Bình quân ngày lưu trú của khách du lịch đến Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị tính: ngày, người

Năm 2006 2007 2008 2009 2010

Ngày bình quân lưu trú 1,40 1,41 1,43 1,34 1,44

Khách trong nước 1,26 1,26 1,42 1,36 1,47

Khách quốc tế 1,20 1,07 1,20 1,08 1,15

“Nguồn: Niên Giám Thống Kê, Cục Thống Kê tỉnh Quảng Ngãi [3]”

Giai đoạn 2006 – 2010 ngày bình quân lưu trú của khách du lịch khá ổn định không có nhiều thay đổi. Năm 2006, con số này là 1,40 ngày. Qua các năm sau đó con số này vẫn nằm ở mức cao nhất là 1,44 ngày, mức thấp nhất là 1,34 ngày. Trong giai đoạn 2006 đến 2010, khách du lịch đến Quảng Ngãi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, lượng khách đến Quảng Ngãi hầu hết là du lịch kết hợp với công việc. Mặt khác, các loại hình du lịch ở Quảng Ngãi vẫn còn quá nghèo nàn, dịch vụ du lịch còn hạn chế đặc biệt là các dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ mua sắm. Vì thế, lượng khách này chỉ lưu lại qua một đêm.

Và lượng khách đến Quảng Ngãi để nghỉ dưỡng cũng chiếm một phần không nhỏ, nhưng các hoạt động này không được đầu tư và phát triển vì vậy không thể giữ chân khách ở lại lâu hơn. Do đó, thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đến Quảng Ngãi không được cải thiện nhiều, chỉ dao

Biểu đồ 2.4: Số lượng cơ sở lưu trú và số phòng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn 2001 đến 2010

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Giai đoạn 2000 – 2006 với sự bùng nổ của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động du lịch Quảng Ngãi đã có những chuyển biến tích cực. Trước những yêu cầu về nơi ăn, chốn ở và các dịch vụ bổ trợ nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã đầu tư xây dựng mới cơ sở lưu trú và nâng cấp cơ sở lưu trú để đạt tiêu chuẩn từ 3 – 4 sao như khách sạn Petro Sông Trà, khách sạn Trung Tâm, khách sạn Mỹ Trà và sau này là khách sạn Hùng Vương, khách sạn Petrosetco, khách sạn Hoàng Mai, một số khách sạn từ 1 – 2 sao và nhiều cơ sở lưu trú du lịch khác cũng tăng tốc đầu tư tạo nên sự đa dạng về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch. Tính đến năm 2006 có 37 cơ sở lưu trú với 1100 phòng [35]. Năm 2007, con số được nâng lên thành 44 cơ sở lưu trú [28].

Năm 2009, toàn tỉnh có 60 khách sạn lớn nhỏ, tăng hơn 40% so với năm 2005. Trong đó có 02 khách sạn 4 sao (khách sạn Trung tâm, khách sạn Sông Trà 2), 03 khách sạn 3 sao (khách sạn Mỹ Trà, Petro Sông Trà và Hùng Vương), 03 khách sạn 2 sao (khách sạn Bình Minh, Đồng Hưng và Hoàng Mai) [39]. Năm 2010

có thêm 05 cơ sở lưu trú đưa vào sử dụng, nâng tổng số cơ sở lưu trú lên 65 cơ sở với 1800 phòng, trong đó có 02 khách sạn 4 sao, 03 khách sạn 3 sao [40].

Lượng khách lưu trú đang có xu hướng gia tăng qua các năm, tuy nhiên lượng khách có thu nhập cao không gia tăng nhiều. Điều này đã không kích thích các nhà đầu tư xây dựng các khách sạn cao cấp tại trung tâm thành phố Quảng Ngãi, vẫn là những khách sạn cao cấp cũ như khách sạn Trung tâm (khách sạn 4 sao), 03 khách sạn 3 sao (khách sạn Mỹ Trà, Petro Sông Trà và Hùng Vương). Tuy nhiên, các nhà khách Quảng Ngãi đã cải tạo nâng cấp đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế. Với lượng khách sạn này đã đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách đến Quảng Ngãi trong thường nhật cũng như những ngày có hội thảo, hội nghị [39].

Bảng 2.10: Hiện trạng hệ thống khách sạn tỉnh Quảng Ngãi năm 2010

Hạng mục Số khách sạn Số phòng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1. Tổng số 65 - 1.800 - 2. Xếp hạng khách sạn • 1 sao 12 18,46% 333 18,50% • 2 sao 3 4,62% 112 6,22% • 3 sao 4 6,15% 281 15,61% • 4 sao 2 3,08% 165 9,17% 3. Quy mô khách sạn • Dưới 10 phòng 12 18,46% 500 27,78% • Từ 10 đến 19 phòng 28 43,08% 395 21,94% • Từ 20 đến 50 phòng 20 30,77% 533 29,61% • Trên 50 phòng 5 7,69% 382 21,22%

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Xét về cơ cấu khách sạn cho thấy năm 2010 trong số 65 khách sạn đã có 21 khách sạn được xếp hạng, chiếm tỷ lệ 32,31%. Tuy nhiên, trong số khách sạn được xếp hạng thì có tới 57,14% khách sạn 1 sao. Khách sạn được xếp hạng cao nhất, khách sạn 4 sao, chỉ chiếm chưa tới 10%. Điều này nói lên được chất lượng khách sạn không cao.

Xét về quy mô, nhìn chung hệ thống khách sạn toàn tỉnh ở quy mô vừa và nhỏ, có tới 40 khách sạn, chiếm tỷ lệ 61,54%, có quy mô dưới 20 phòng. Một phần

cũng do nhu cầu về khách sạn chưa cao, vì thế mà việc đầu tư phát triển hệ thống khách sạn chưa được quan tâm. Tuy nhiên, cùng với những dự án đầu tư lớn vào du lịch cũng như cùng với sự phát triển về kinh tế của Quảng Ngãi, vì thế mà một số dự án về khách sạn cao cấp tại Quảng Ngãi đã được đầu tư vào Quảng Ngãi như

Biểu đồ 2.5: Công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú Quảng Ngãi trong giai đoạn 2006 đến 2010

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Công suất sử dụng phòng tại các cơ sở lưu trú vẫn còn thấp, bình quân chỉ dao động trong khoảng 49% đến 60%. Vì du lịch Quảng Ngãi còn quá ít những lễ hội cũng như các sự kiện thật sự thu hút khách du lịch nên tình trạng khan hiếm phòng vào các dịp lễ hội thường không xảy ra. Tuy công suất sử dụng phòng qua các năm tương đối ổn định nhưng có một sự chênh lệch lớn giữa các cơ sở lưu trú, đối với các khách sạn lớn có uy tín thì lượng khách luôn đạt ở mức cao, còn đối với các cơ sở đạt chuẩn tối thiểu hoặc chưa đạt chuẩn thì công suất sử dụng phòng thấp hơn nhiều. Liên tiếp hai năm 2008 – 2009, khách sạn đạt hiệu quả cao, công suất sử dụng phòng luôn đạt trên 90%; chất lượng dịch vụ của khách sạn không ngừng được hoàn thiện, phục vụ tốt các nhu cầu của khách hàng [42].

Bảng 2.11: Doanh thu dịch vụ lưu trú Quảng Ngãi giai đoạn 2007 - 2010

Đơn vị tính: triệu VND, %

Doanh thu DVLT (triệu VND) 36.814 53.455 49.726 68.726 Tổng doanh thu du lịch

(triệu VND) 120.660 156.240 170.800

215.000

“Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi và trang mạng thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi [26], [27]”

Về doanh thu, như đã phân tích ở doanh thu,vì đa số khách du lịch kết hợp với công việc nên du khách chi khá nhiều cho dịch vụ lưu trú, chỉ sau dịch vụ ăn uống. Qua bảng trên ta thấy doanh thu từ dịch vụ lưu trú tăng đều qua các năm. Năm 2008, mức doanh thu từ dịch vụ lưu trú tăng lên đến 45,21%, chiếm tỷ trọng 34,21% so với tổng doanh thu du lịch. Năm 2010, mức này tăng lên đến 38,21% so với năm 2009 và 28.57% so với năm 2008, chiếm tỷ trọng 31,97% so với tổng doanh thu du lịch. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng thì doanh thu từ dịch vụ lưu trú có phần giảm đi tuy là không nhiều không đều qua các năm. Điều đó một phần là do các cơ sở lưu trú chưa thật sự phát triển cùng với nhịp độ phát triển của kinh tế Quảng Ngãi cũng như du lịch Quảng Ngãi.

Bảng 2.12: So sánh cơ sở lưu trú du lịch Quảng Ngãi với một số trọng điểm du lịch miền Trung

Đơn vị tính: Phòng

STT Chỉ tiêu 2000 2005 2006 Tăng trưởng (%)

2000- 2005 2005- 2006 2000- 2006 1 Quảng Ngãi 470 902 1100 17,23 21,95 18,61

2 Thừa Thiên Huế 2.250 3.800 4.500 11,05 18,42 12,25

3 Đà Nẵng 2.281 2.343 2.600 0,54 10,97 2,21

“Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch”

Qua bảng trên ta thấy số lượng phòng lưu trú của Quảng Ngãi thấp hơn nhiều so với hai trọng điểm du lịch trong Vùng KTTĐ miền Trung là Thừa thiên Huế và Đà Nẵng. Cụ thể, năm 2006 đạt 1.100 phòng so với Đà Nẵng (2.600 phòng) và Thừa Thiên Huế (4.500 phòng). Nếu xét tỷ trọng, trong tổng số phòng của Vùng KTTĐ miền Trung, số phòng lưu trú của Quảng Ngãi chỉ chiếm dưới 13% (12,21%) và so với Việt Nam thì chỉ tiêu này chưa đạt tới 1%. Đây là chỉ tiêu rất

thấp chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí của Quảng Ngãi trong Vùng KTTĐ miền Trung cũng như Việt Nam.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng phòng lưu trú của Quảng Ngãi lại được xếp thứ nhất trong Vùng KTTĐ miền Trung. Cụ thể, giai đoạn 2000 – 2005, trong khi tốc độ tăng trưởng phòng lưu trú của Quảng Ngãi là 17,23% thì con số này ở Thừa Thiên Huế là 11,05% và Đà Nẵng là 0,54%. Nếu so sánh chỉ tiêu này với cả nước thì chỉ tiêu này cũng cao hơn. Điều này cho thấy, Quảng Ngãi đang thu hút nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, đây là điều kiện thuận lợi cho Quảng Ngãi thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng trong thời gian sắp đến.

Một phần của tài liệu Chiến lược thu hút khách du lich quốc tế (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w