II. Quan điểm, mục tiêu phấn đấu và định hướng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-
2. Nhóm các giải pháp vi mô 1 Các giải pháp về thị trường
2.2. Các giải pháp về nâng cao dịch vụ du lịch quốc tế
Thứ nhất là cải thiện chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật
Việc cần thiết nhằm cải thiện chất lượng cơ sở vật chất – kỹ thuật là xây dựng những cơ sở khách sạn và giải trí hiện đại, sáng tạo thỏa mãn được yêu cầu đa dạng của du khách
Đối với các dự án lớn, cơ quan chức năng tỉnh cần yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện công tác báo cáo tiến độ thực hiện dự án, tường trình từng giai đoạn rõ ràng. Tránh xảy ra tình trạng “ngâm dự án”, vừa lãng phí nguồn lực tỉnh, vừa lãng phí một cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp khác. Đối với những dự án quy mô nhỏ, quản lý chặt chẽ các dự án xây dựng cơ sở lưu trú và giải trí của các doanh nghiệp trong tỉnh. Tránh diễn ra tình trạng các khu nhà nghỉ, nhà trọ tràn lan không đáp ứng được những tiêu chuẩn của cơ sở lưu trú.
+ Về phía doanh nghiệp
- Xuất pháp từ việc phân đoạn thị trường về mức chi tiêu của khách du lịch, các doanh nghiệp cần phát triển song song hai mô hình cơ sơ lưu trú dành cho hai thị trường mục tiêu:
Xây dựng những khách sạn quy mô, hiện đại, đáp ứng được tiêu chuẩn cho đại đa số khách du lịch quốc tế. Những mô hình khách sạn trên cần được xây tại những địa điểm đẹp, thuận tiện. Mặt khác, các trang thiết bị cung cấp cần phải đảm bảo yêu cầu chất lượng. Mục tiêu hướng đến của mô hình này là thị trường du khách quốc tế, có khả năng về tài chính và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.
Nâng cấp và trang bị hệ thống nhà nghỉ, nhà khách, đáp ứng nhu cầu du khách trong nước và một bộ phận khách du lịch quốc tế. Đối với nhóm cơ sở lưu trú này, ta không cần tập trung quá nhiều nguồn vốn vào đầu tư nhưng cũng không được qua loa sơ sài. Chẳng hạn, với những cơ sở nhà khách, ta có thể trang bị thêm máy điều hòa không khí, giường nệm, và các dụng cụ thiết yếu ngăn nắp. Các trang bị trên không nhất thiết phải là những vật dụng đắt tiền. Mục tiêu của hoạt động này là tập trung vào thị trường không yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.
- Đa dạng hóa các loại hình giải trí, lấy thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên vùng kết hợp với yếu tố sáng tạo nâng cao chất lượng dịch vụ giải trí. Hiện nay, các dịch vụ giải trí trong địa bàn tỉnh còn khá đơn điệu, không có nét mới lạ. Cần chú trọng nhiều hơn vào yếu tố sáng tạo trong hoạt động xây dựng các cơ sở giải trí. Kết hợp sáng tạo giữa hình thức dịch vụ lưu trú và giải trí, khiến chúng bổ sung cho nhau để cùng nhau nâng cao chất lượng du lịch. Kinh nghiệm của một số địa
phương khác đã dùng các dịch vụ giải trí bổ sung cho dịch vụ lưu trú như cung cấp dịch vụ spa, các phòng tập thể dục thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe,…
Thứ hai là cải thiện chất lượng hoạt động
Thứ nhất là xây dựng các chiến lược quảng bá du lịch và chiến lược kinh doanh cụ thể:
+ Về phía địa phương
Xây dựng những chủ đề phát triển du lịch sáng tạo, kích thích được tính tò mò của du khách. Đồng thời, thiết kế những chương trình gắn liền với chủ đề tạo hứng thú trong lòng du khách. Chẳng hạn, với chủ đề “Hòa mình vào Quảng Ngãi”, Tại sao ta không đưa du khách đến những bãi biển để cùng hòa mình vào cuộc sống của cư dân với những cảm giác thú vị và mới lạ. Tuy việc quyết định điểm đến là của mỗi cơ sở lữ hành nhưng chủ đề phải cần được thống nhất giữa các doanh nghiệp, như thế mới dễ dàng đi vào lòng du khách làm du khách nhớ và không quên.
+ Về phía doanh nghiệp
Tuyên truyền và kêu gọi các doanh nghiệp nghiên cứu và sử dụng thành thạo các chiến lược Marketing hỗn hợp. Đa số các cơ sở đều quên mất một nguyên tắc rất quan trọng đó là cung cấp những gì thị trường cần chứ không phải những gì mình có. Để giải quyết tình trạng này, người viết xin đưa ra giải pháp dựa trên các chiến lược Marketing hỗn hợp như sau:
- Về chiến lược sản phẩm. Định vị sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ngãi, thiết kế các sản phẩm tạo được hình ảnh khác biệt trong tâm trí của thị trường mục tiêu (như đã phân tích ở mục 2 phần III chương 3). Thực trạng tương đồng về sản phẩm du lịch của các địa phương dẫn đến sự nhàm chán của du khách. Ta có thể loại bỏ yếu tố nhàm chán này bằng cách kết hợp nhuần nhuyễn các hình thức dịch vụ du lịch. Chỉ cần một chút điều chỉnh nhỏ trong các thành phần trong dịch vụ du lịch sẽ cho ta những kết quả tuyệt vời. Về việc tạo sự khác biệt này, tác giả xin đề xuất ý kiến cải tạo một phần khu du lịch Mỹ Khuê, xây dựng một khu ẩm thực - mua sắm trên bãi biển. Mô hình bao gồm việc xây dựng và cải tạo đồng bộ khu vực nhà dân ven đó trở thành những cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống và mua sắm. Khách du lịch sau khi tắm biển xong thường có cảm giác đói, sau đó ta có thể giúp những du
khách hòa mình vào những khu ẩm thực với một không khí vui vẻ và hòa đồng nhôn nhịp giúp du khách có cảm giác dễ chịu, thích thú, sau đó là các khu mua sắm với đa dạng các loại sản phẩm, nơi mà du khách có thể chiêm ngưỡng những kết tinh giá trị văn hóa qua những sản phẩm cụ thể. Chi phí thực hiện vào khoảng 10 tỷ VND với quy mô 2 khu ẩm thực và 2 khu mua sắm, huy động 180 nhân viên. Thời gian xây dựng khoảng nửa năm và thời gian hoàn vốn khoảng 3 năm.
- Về chiến lược giá. Thiết kế các khung giá phù hợp với những thị trường du khách khác nhau. Mỗi thị trường du khách khác nhau sẽ có tâm lý du lịch khác nhau và kéo theo nó là tâm lý tiêu xài khác nhau. Đối với nhóm du khách thư giãn, nghỉ dưỡng, chiến lược giá phù hợp có lẽ là chiết khấu. Họ sẵn sàng chi trả một số tiền lớn cho dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, một khoản chiết khấu nhỏ có thể làm cho họ hài lòng. Ngược lại, đối với nhóm khách du lịch tự túc, ta nên áp dụng chiến lược giá thấp để thu hút lượng khách du lịch trên. Luôn giữ giá ổn định, tránh xảy ra tình trạng đẩy giá, nâng giá, chỉ nhìn thấy lợi nhuận trước mắt gây ra tâm lý khó chịu và đánh mất lòng tin của du khách.
- Về chiến lược kênh phân phối. Mở rộng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp đến các địa phương có ngành du lịch phát triển. Chẳng hạn như ta mở các đại lý du lịch hay công ty du lịch Quảng Ngãi tại Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam,… Hoặc ta có thể liên kết với các công ty du lịch khác, tranh thủ hệ thống phân phối của đối tác để mở rộng kênh phân phối của chính doanh nghiệp. Thiết lập kênh phân phối thông qua điện thoại hay trang mạng (website). Bằng cách sử dụng tiến bộ trong lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, đặc biệt là các cơ sở lưu trú có thể phát triển hệ thống đặt phòng từ xa và thanh toán qua mạng. Việc phân phối này rất thuận lợi cho cả cơ sở kinh doanh lẫn du khách.
- Về chiến lược xúc tiến đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Lập Hiệp Hội Việt Kiều của tỉnh Quảng Ngãi để quảng bá du lịch theo tinh thần và quan điểm của Tổng cục Du lịch Việt Nam xem Việt kiều như một nguồn lực quan trọng để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Phát hành tài liệu du lịch tỉnh Quảng Ngãi tại các thành phố lớn nổi tiếng về du lịch như thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hà Nội, Hội An,…Quay đoạn phim quảng bá về các chương trình du lịch và các hình ảnh về du lịch của tỉnh
Quảng Ngãi, phát trên kênh truyền hình của tỉnh và truyền hình Việt Nam, trên trang mạng (website) thông tin du lịch của tỉnh.
Thứ hai là xây dựng một nền văn hóa du lịch thân thiện, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Về phía địa phương
Theo ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) nhấn mạnh: “Hơn 80% du khách sang Việt Nam đều lấy thông tin từ bạn bè và người thân. Việc tỏ thái độ thân thiện với số du khách nước ngoài đến Việt Nam chính là cách thức quảng bá, tuyên truyền hiệu quả nhất để vận động họ quay trở lại cùng với bạn bè và người thân” [36]. Để có một nền du lịch phát triển thì không chỉ nhờ sự cố gắng chính quyền hay doanh nghiệp mà còn nhờ sự góp sức của người dân. Hơn bao giờ hết, sự phát triển của ngành du lịch cần có sự hỗ trợ của người dân trong việc tạo dựng hình ảnh một vùng đất thân thiện và đậm đà bản sắc dân tộc. Nhằm giúp người dân dễ dàng nhận thức điều đó, người viết đưa ra giải pháp sau:
- Tuyên truyền, giáo dục ý thức du lịch của người dân bằng hình thức quảng bá nét đẹp và sự ích lợi của du lịch mang lại. Người viết đề xuất chương trình quảng bá mang tên “Một nụ cười cho một du khách”. Chương trình sẽ bao gồm những đoạn phim quảng cáo xoay quanh chiến lược du lịch của tỉnh nhà, đồng thời chỉ ra những ích lợi từ những nụ cười của người dân mang lại cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, chương trình cũng thiết kế các băng rôn, phát tờ rơi đến những điểm kinh doanh dịch vụ du lịch và khu vực chung quanh. Nội dung chính của toàn bộ chương trình là thông điệp: cho dù bạn là ai là nhân viên hàng không hay người bán hàng nước, nhân viên khách sạn hay người đưa đò, nhân viên văn phòng hay nông dân làm vườn, hãy làm cho quê hương, mảnh đất Quảng Ngãi mình đẹp hơn bằng chính nụ cười của bạn. Hãy cười với những người khách thân yêu của chúng ta. Thông điệp sẽ giúp đưa người dân gần hơn với khách du lịch quốc tế và ngược lại họ sẽ cảm thấy thật gần, thật thương mảnh đất họ đi qua. Chương trình được dự tính kéo dài 1 tháng với chi phí tổng cộng 365,5 triệu VND, huy động 14 nhân công, 6000 truyền đơn và 30 băng rôn.
- Phối hợp cùng chính quyền trong các chiến dịch tuyên truyền thực hiện văn hóa một điểm đến thân thiện. Hơn nữa, chính thái độ nhân viên trong các cơ sở du lịch quyết định phần lớn ấn tượng của du khách. Vì vậy, doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên có những cử chỉ và thái độ thích hợp.
- Văn hóa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đi tiên phong trong việc thể hiện văn hóa địa phương. Nhờ đó, gây ấn tượng mạnh trong lòng du khách. Cụ thể các cơ sở thiết kế logo, khẩu hiệu nên sử dụng những hình ảnh gắn với quê hương, không nên chạy theo xu hướng tân thời, lai căn. Chẳng hạn như bức tường của khách sạn lại thiết kế theo “kiểu graffiti” hay những nhân viên trong nhà hàng phục vụ món ăn dân tộc lại mặc những trang phục hở hang, phản cảm. Tuy yếu tố sáng tạo là không thể thiếu trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo sao cho không vượt qua giới hạn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.