II. Quan điểm, mục tiêu phấn đấu và định hướng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-
3. Định hướng phát triển
Xuất phát từ thực trạng của ngành du lịch tỉnh và xem xét trên mối tương quan so với các tỉnh khác với cùng Bắc trung bộ, Quảng Ngãi còn nhiều bất lợi hơn so với các tỉnh, thành phố như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Vì thế định hướng về chiến lược thị trường của tỉnh như sau:
Thứ nhất là chiến lược marketing. Sản phẩm du lịch của Quảng Ngãi gồm
có tắm biển nghĩ dưỡng, tham quan, sinh thái, ngoài ra còn có các lễ hội. Với sự đa dạng về sản phẩm du lịch như trên, Quảng Ngãi có thể đáp ứng các nhu cầu của khách du lịch mặc dù không có điểm du lịch nào nổi tiếng trong và ngoài nước như Huế và Quảng Nam. Nếu xét về vị trí địa lý cho thấy Quảng Ngãi ít thuận tiện so với các tỉnh khác trong vùng do xa Huế - Đà Nẵng, nơi đã có cảng hàng không quốc tế và Quảng Trị, nơi có cửa khẩu quốc tế đường bộ. Vì thế, để thâm nhập vào thị trường khách du lịch quốc và nội địa cần áp dụng chiến lược marketing “ nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường”. Cụ thể, kết hợp với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở các tỉnh có thế mạnh về du lịch lân cận như Quảng Nam, Huế tìm ra thị trường mục tiêu tiến hành ghép tour du lịch để tăng cường thu hút khách du lịch, đa dạng bằng cách kết hợp tắm biển cùng với thăm quan…
Thứ hai là chiến lược cạnh tranh thị trường. Để cạnh tranh được với các
điểm du lịch khác trong cùng Bắc Trung Bộ thì Quảng Ngãi có 3 khả năng để lựa chọn áp dụng là chiến lược giá rẻ hoặc chiến lược sản phẩm độc đáo hoặc chiến lược thị trường thích hợp. Do Quảng Ngãi cần áp dụng chiến lược marketing “nhiều sản phẩm cho nhiều thị trường”, thêm vào đó Quảng Ngãi chưa có sản phẩm độc đáo nổi bật hơn so với cố đô Huế hay phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn. Vì vậy, để cạnh tranh được với các nơi này nhằm thu hút khách du lịch đến Quảng Ngãi thì chiến lược thích hợp nhất là chiến lược giá rẻ và chiến lược thị trường thích hợp. Để thực hiện chiến lược giá rẻ thì các dịch vụ sản phẩm du lịch phải có giá cả hợp lý phù hợp với chất lượng, còn đối với chiến lược thị trường thích hợp thì cần tìm những thị trường nào có mối quan tâm đặc biệt như nghiên cứu văn hóa, lịch sử hoặc tham qua các hoạt động du lịch mạo hiểm,giải trí.
3.2. Định hướng theo cụm du lịch
Căn cứ vào sự phân bổ tài nguyên du lịch, nguồn lực và cả điều kiện có liên quan, lãnh thổ Quảng Ngãi có thể hình thành 4 cụm du lịch chính như sau:
Thứ nhất là cụm du lịch trung tâm thành phố Quảng Ngãi và phụ cận.
Các sản phẩm của cụm du lịch này khá phong phú gồm: nghỉ mát tắm biển, vui chơi giải trí, tham quan, lễ hội và hội nghị hội thảo. Vì vậy các hướng khai thác chủ yếu: du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần, du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch tham quan, nghiên cứu...Đối với cụm du lịch này, việc tập trung ưu tiên đầu tư có ý nghĩa quan trọng và là yêu cầu bức xúc không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch mà còn đối với nhu cầu của người dân địa phương. Hiện tại việc đầu tư vào các điểm du lịch trong cụm du lịch này về cơ bản đã được cải tạo nâng cấp. Từ nay đến năm 2020 chủ yếu tập trung đầu tư chiều sâu các điểm du lịch và dịch vụ nhằm năng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Thứ hai là cụm du lịch phía Nam bao gồm Đức Phổ, Sa Huỳnh và phụ cận. Điểm du lịch nổi bật của cụm là bãi tắm Sa Huỳnh và di chỉ văn hóa Sa Huỳnh
với loại hình du lịch nghỉ mát tắm biển kết hợp văn hóa - lịch sử. Vì thế Các hướng khai thác chủ yếu:du lịch quá cảnh (transit), du lịch nghỉ mát tắm biển, du lịch tham quan nghiên cứu...
Thứ ba là cụm du lịch Đông Bắc bao gồm Vạn Tường và phụ cận. Là cụm
du lịch biển và du lịch Văn hóa - Lịch sử - Cách Mạng. Ý nghĩa của cụm du lịch này là đáp ứng nhu cầu phát triển của khu công nghiệp Dung Quất và thành phố Vạn Tường trong tương lai. Các điểm du lịch chủ yếu của cụm gồm: Khu công nghiệp Dung Quất, bãi tắm Vạn Tường, di tích chiến thắng Vạn Tường, chứng tích Bình Hòa, địa đạo Đàm Toái - Bình Châu. Trung tâm du lịch của cụm là thành phố Vạn Tường. Vì thế hướng khai thác chủ yếu: nghỉ mát tắm biển, tham quan, vui chơi giải trí...
Thứ tư là cụm du lịch phía Tây Nam bao gồm Ba Tơ và phụ cận. Không gian du lịch của cụm gồm phần lãnh thổ của huyện Ba Tơ, huyện Minh Long, trung tâm du lịch cụm là thị trấn Ba Tơ. Các điểm du lịch của cụm là: Khu di tích du kích Ba Tơ, Bảo tàng Cách Mạng Ba Tơ (của huyện Ba Tơ) và khu cảnh quan thác trắng (của huyện Minh Long). Vì thế các hướng khai thác chủ yếu: Du lịch văn hóa (tham quan di tích, làng nghề...), du lịch sinh thái (tham quan, thể thao, cắm trại...).
Thông qua việc xác định cụm du lịch và điểm du lịch, cùng với các căn cứ khác như: cơ sở hạ tầng, sự phân bố tài nguyên du lịch, các khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí…có thể xác định các tuyến du lịch chính của Quảng Ngãi như sau:
Thứ nhất là các tuyến du lịch nội tỉnh. Tuyến du lịch có vai trò quan trọng
nhất phải kể đến là tuyến du lịch đường bộ (tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi - Mỹ Khê - Vạn Tường, tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi - Mộ Đức - Ba Tơ - Minh Long - Nghĩa Hành, tuyến du lịch thành phố Quảng Ngãi - Đức Phổ - Sa Huỳnh), sau đó là tuyến du lịch đường thủy, chủ yếu khai thác các tiềm năng du lịch ở đảo Lý Sơn. Có thể sử dụng hai điểm xuất phát từ đất liền là Mỹ Khê và Sa Huỳnh tạo thành các tuyến du lịch chính sau: Tuyến thị xã Quảng Ngãi - Mỹ Khê - Lý Sơn ,tuyến Sa Huỳnh - Lý Sơn, tuyến Thành phố Vạn Tường - Lý Sơn.
Thứ hai là tuyến du lịch liên tỉnh. Các tuyến du lịch liên tỉnh có chức năng
đưa đón khách Quảng Ngãi đi du lịch các tỉnh khác trong khu vực và thu hút khách ngoại tỉnh đến với các điểm tham quan trong tỉnh. Phát triển du lịch ngoại tỉnh, liên khu vực của Quảng Ngãi cùng dựa trên tuyến du lịch xuyên Việt bao gồm: Tuyến thị xã Quảng Ngãi - Tam Kỳ - Đà Nẵng, tuyến thị xã Quảng Ngãi - Quy Nhơn - Nha Trang, tuyến Nha Trang-Quy Nhơn-Sa Huỳnh-Đà Nẵng.
III. Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020