I. Tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
1. Số lượt khách và cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi giai đoạn 2001 –
1.2. Cơ cấu khách du lịch quốc tế
Để có một cái nhìn đầy đủ và chính xác hơn về tình hình thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi thì việc phân tích cơ cấu nguồn khách quốc tế đến Quảng Ngãi sẽ làm rõ hơn bức tranh toàn cảnh.
•Theo thị trường
Bảng 2.3: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo thị trường giai đoạn 2001 – 2010 Đơn vị tính: % Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Trung Quốc 12 12 6 7 7 8 9 8 9 10 Hàn quốc 27 20 19 14 15 16 16 16 17 19 Mỹ. 5 6 7 5 8 9 9 8 10 12 Nhật Bản 7 9 10 11 12 12 13 12 13 14 Đài Loan 2 1 5 4 8 7 6 5 1 1 Úc 4 6 8 12 5 6 7 6 2 3 Thái Lan 3 1 6 9 5 4 5 8 2 3 Pháp 10 11 11 12 13 13 14 14 16 17 Malaysia 10 12 9 9 8 7 4 6 2 2 Singapore 12 12 8 5 6 4 3 3 2 2 Khác 8 10 11 12 13 14 14 14 16 17 Tổng 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
“Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch” Theo bảng, ta thấy nếu xét theo nhóm nước thì các nước Đông Bắc Á vẫn là thị trường gửi khách du lịch đến Quảng Ngãi, chiếm tỷ trọng khoảng 30%. Các thị trường khác bao gồm các nước ở châu Phi và ASEAN là hai thị trường đang giảm dần với năm 2001 là 25% thì đến 2010 còn 7%. Tuy nhiên, nhìn theo các nước riêng lẻ thì Hàn Quốc là thị trường có khách quốc tế đến Quảng Ngãi cao nhất, chiếm tới 19%, kế tiếp sau là Pháp 17%, Nhật bản 14%. Điều này thật sự là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Quảng Ngãi vì khách du lịch quốc tế từ các quốc gia này thường có thu nhập cao nên có mức chi tiêu nhiều hơn, không những góp phần phát triển du lịch mà còn giúp cho các ngành dịch vụ bổ trợ có cơ hội phát triển.
Trong giai đoạn 2001 – 2010 ta thấy đa số các nước như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đều là những nước có tỷ trọng khách du lịch quốc đến Quảng Ngãi cao, chỉ riêng năm 2008, các nước này có phần bị đứng lại hoặc tụt lại so với năm trước. Lý do của điều này là vì năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính
nổ ra ở Mỹ, kéo theo sự sụp đổ của một loạt các công ty lớn và đã gây ra tình trạng thất nghiệp cho hàng triệu người Mỹ. Sự ảnh hưởng này không chỉ ở riêng Mỹ mà nó còn ảnh hưởng tới các quốc gia khác trên thế giới làm cho người dân có xu hướng thắt lưng buộc bụng, tiết kiệm trong chi tiêu trong cơn suy thoái kinh tế chung của toàn cầu, và điều này đã làm giảm đáng kể số lượng người đi du lịch.
•Theo mục đích chuyến đi
Bảng 2.4: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi theo mục đích chuyến đi giai đoạn 2001 – 2010
Đơn vị tính: % Năm Du lịch nghỉ dưỡng Kết hợp công việc Thăm thân Khác
2001 25 63 7 5 2002 30 59 5 6 2003 35 55 5 5 2004 43 43 6 8 2005 48 39 6 7 2006 53 34 8 5 2007 30 56 8 6 2008 35 53 6 6 2009 48 40 7 5 2010 70 20 5 5
“Nguồn: Viện Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch”
Từ bảng trên ta thấy khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với nhiều mục đích khác nhau trong đó khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích công việc chiếm tỷ trọng cao nhất, xấp xỉ 46%. Đứng thứ 2, chỉ kém khoảng 4 – 5% là lượng khách quốc tế đến vì mục đích du lịch , tham quan nghỉ dưỡng, chiếm khoảng 40%. Lượng khách quốc tế đi du lịch vì mục đích thăm thân ở Quảng Ngãi cũng chiếm một tỷ lệ tương đối, khoảng 8%. Cuối cùng là lượng khách đến Quảng Ngãi vì các mục đích khác chiếm khoảng 6%.
Nếu ta xét riêng từng loại mục đích qua các năm thì có một điều dễ dàng nhận ra là tỷ trọng du khách quốc tế đến Quảng Ngãi vì mục đích thăm thân và mục đích khác tương đối ổn định, nếu có đi chăng nữa thì giảm đi một chút. Cụ thể, trong giai đoạn 2001 – 2010 chỉ dao động ở mức từ 5 – 8%. Ở mặt ngược lại thì lượng khách du lịch quốc tế đến Quảng Ngãi với mục đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng và thăm thân thay đổi khá nhiều. Nếu như giai đoan 2001 -2006 lượng khách với mục đích du lịch tham quan nghỉ dưỡng tăng từ 25% đến 53% thì lượng khách với mục
đích thăm thân lại giảm từ 63% đến 34%. Năm 2007, có một sự đột biến là khách du lịch với mục đích thăm thân tăng lên 56%, một phần cũng là do lượng Việt Kiều về thăm tăng đột biến và khách du lịch với mục đích tham quan nghỉ dưỡng giảm xuống 34%. Chuyển sang giai đoạn 2007 – 2010 một điều tương tự lại diễn ra như giai đoạn 2001 – 2006.