Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành thép VSA

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát (Trang 102 - 106)

I PHÂN TÍCH KHÁ QUÁT TÌNH HÌNH TÀ CHÍNH

MTV THÉP HÒA PHÁT

3.4.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội ngành thép VSA

Hiệp hội phải là cầu nối thực sự để các doanh nghiệp trong ngành trao đổi chia sẻ thông tin cũng như phản hồi những thông tin về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Vì thực tế hiện nay đang tồn tại tình trạng doanh nghiệp tin và trông chờ tuyệt đối ở vai trò của Chính phủ, do đó các Hiệp hội ở các địa phương và trung ương thực sự không có quyền lực vì họ không phải là cơ quan ban hành và giám sát việc thực thi của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến hệ quả là một số doanh nghiệp không mặn mà trong việc tham gia vào Hiệp hội bởi vì theo họ khi tham gia vào đây tốn phí nhưng chưa thực sự mang lại những lợi ích mà họ kỳ vọng. Như vậy để các Hiệp hội có được sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp, trước hết bản thân các Hiệp hội phải tự nâng cao uy tín và thương hiệu của mình qua các công việc mà Hiệp hội có thể làm, bao gồm:

- Thường xuyên cập nhật tất cả thông tin về ngành hàng trong nước và quốc tế về thị trường đầu vào như tình hình cung ứng nguyên liệu, giá cả, chất lượng, thanh toán giao hàng. Đồng thời có những thông tin thực về năng lực của các nhà cung cấp, tập quán kinh doanh của họ, thời vụ kinh doanh trên từng thị trường diễn ra như thế nào?

- Hiệp hội phải là nơi thường xuyên nghiên cứu nhu cầu và những biến động của thị trường, đặc biệt thị trường thế giới để từ đó có thể đưa ra các dự báo càng chính xác càng tốt. Công tác dự báo nên tập trung vào vấn đề như: các quy định đối với sản phẩm thép, giá cả nguyên liệu, tình hình cung ứng nguyên liệu, xu hướng sử dụng nguyên liệu của các thị trường tiêu thụ chủ lực.

Để làm được như vậy, Hiệp hội phải có nguồn kinh phí đủ mạnh, hiện nguồn kinh phí này chủ yếu thu từ sự đóng góp của các doanh nghiệp hội viên. Chính phủ nên rà soát và củng cố cơ chế thuận lợi để các Hiệp hội dễ dàng tiếp cận với các nguồn viện trợ từ các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ như ITTO, GIZ, JICA,

Ford Foundation Fund… Đây là các tổ chức chuyên hỗ trợ kinh phí nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin về thị trường và hoạt động xúc tiến thương mại…

Tóm lại: Một khi đủ mạnh, Hiệp hội chắc chắn sẽ là sân chơi không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong ngành cho dù quy mô của họ như thế nào. Được như vậy, Hiệp hội sẽ thực sự trở thành diễn đàn để các doanh nghiệp chia sẻ thông tin lẫn nhau cũng như nhận được thông tin nhằm gắn kết với nhau, tạo nền tảng để các doanh nghiệp tăng sự hợp tác để cùng nhau phát triển. Đồng thời Hiệp hội cũng thực sự trở thành cầu nối tin yêu của doanh nghiệp, mang những trăn trở của họ để phản ánh kịp thời đến các cơ quan quản lý của Chính phủ.

KẾT LUẬN

Một chuỗi cung ứng hoàn thiện và hiệu quả chính là con đường dẫn tới thành công cho các doanh nghiệp. Một giải pháp tốt cho chuỗi cung ứng có thể giúp các nhà quản lý đạt được các mục tiêu kinh doanh hiệu quả trong sự phát triển của doanh nghiệp, của ngành và của nền kinh tế.

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vai trò của chuỗi cung ứng rất quan trọng và đặc biệt hiệu quả hơn nếu nó được xây dựng hoàn thiện một cách hợp lý. Việc xây dựng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp của Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Quản trị chuỗi cung ứng là một lĩnh vực còn mới ở Việt Nam, nên hoạt động này còn gặp rất nhiều khó khăn và yếu kém đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát nói riêng. Nhưng quản trị chuỗi cung ứng lại đóng góp rất lớn vào hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như giúp doanh nghiệp quản lý tốt chi phí, nâng cao khả năng phản ứng với những thay đổi của thị trường, phát huy sức mạnh tổng thể của doanh nghiệp... Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhiều người quan tâm đến lĩnh vực này và để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ấy thì ngày càng có nhiều đề tài về lĩnh vực này được nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Đề tài “Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát”được nghiên cứu cũng nhằm hướng tới những mục tiêu ấy.

Nội dung của luận văn này đã đạt được những nội dung sau:

+ Tập trung vào nghiên cứu làm rõ một cách tổng quát lý luận chung về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng.

+ Tìm hiểu, phân tích thực trạng hiệu quả chuỗi cung ứng thép xây dựng tại công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát từ đó rút ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong từng hoạt động của chuỗi.

+ Đề ra một số giải pháp cùng với các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của công ty.

Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực có phạm vi rất rộng, muốn nghiên cứu đầy đủ cần có nhiều công sức, thời gian và rất nhiều nguồn lực khác. Mặc dù, tác giả đã cố gắng chuyển tải một cách đầy đủ nhất về phạm trù này nhưng đây là một phạm trù khá rộng và sâu, cùng với đó là thời gian và phạm vi đề tài có hạn nên đề tài này sẽ không thể truyền tải một cách đầy đủ và chi tiết nhất về chuỗi cung ứng và hiệu quả chuỗi cung ứng. Thêm vào đó, việc thu thập các thông tin ở doanh nghiệp và thông tin thị trường để thực hiện đề tài này còn hạn chế nên việc phân tích và đánh giá cũng như xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng cho công ty chưa thật sự hoàn hảo. Vì vậy rất mong những ai quan tâm đến vấn đề này sẽ nghiên cứu rộng hơn, để quản trị chuỗi cung ứng phát huy tối đa những lợi ích của nó, đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w