Các nhân tố bên ngoà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát (Trang 48)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖICUNG ỨNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA CHUỖI CUNG ỨNG SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP

1.3.2.Các nhân tố bên ngoà

1.3.2.1. Chính trị, luật pháp

thiết kế chuỗi cung ứng, hay ảnh hưởng đến sự hoạt động của chuỗi hiệu quả hay không. Ví dụ: thủ tục hải quan phức tạp là một cản trở làm cho chuỗi cung ứng kéo dài thời gian đáp ứng nhu cầu.

Bên cạnh đó, một số ngành và lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư bằng cách hỗ trợ trong việc thuê mướn mặt bằng, hỗ trợ thành lập, miễn hoặc ân hạn thuế, dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi cũng giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi.

Chính trị, luật pháp cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến việc thiết kế chuỗi cung ứng. Nếu chính trị, luật pháp ổn định, công ty có thể mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, công ty khó mở rộng địa bàn hoạt động do luôn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn như cướp bóc, chính sách thay đổi.

1.3.2.2. Chính sách tỉ giá, lãi suất

Do đặc điểm ngành, hầu hết các doanh nghiệp ngành thép đều có tỷ lệ nợ khá cao nhằm tài trợ cho các hợp đồng nhập khẩu thép và đầu tư máy móc. Tỷ lệ nợ trung bình ngành là 66%, rủi ro tín dụng ngành này khá lớn.Hiện nay, lãi suất cho vay doanh nghiệp xoay quanh 10-13% rất thuận lợicho các doanh nghiệp ngành thép, giảm được một khoảng chi phí tài chính khá lớn.

Phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành, là thép phế liệu, phải nhập khẩu từ 70 – 80%. Bên cạnh đó,các doanh nghiệp còn phải nhập khẩu máy móc cải tiến công nghệ. Vì vậy, kết quả kinh doanh của doanhnghiệp thép cũng chịu tác động không nhỏ bởi biến động của tỷ giá.

1.3.2.3. Cạnh tranh

Các công ty phải cân nhăc chiến lược, quy mô, vị trí của đối thủ cạnh tranh khí thiết kế chuỗi cung ứng. Các quyết định căn bản các công ty thực hiện có đặt nhà máy của mình gần đối thủ cạnh trạnh hay không. Hình thức cạnh trạnh và các yếu tố như sự sẵn sàng của nguyên liệu, lao động ảnh hưởng đến việc đặt nhà máy

tại trong một thời gian dài đối vớingành thép. Cung thép xây dựng vượt cầu khá xa làm cho mức độ cạnh tranh của ngành này khá lớn.

Bên cạnh đó, từ đầu năm 2014, ngành thép trong nước hết bảo hộ, theo cam kết WTO thuế suất nhập khẩumặt hàng sắt thép chỉ còn 5%, năm 2017 là 0%. Khi đó mức độ cạnh tranh giữ doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ càng khốc liệt hơn hiện nay.

1.3.2.4. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng. Số lượng, chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của nguyên vật liệu và tính đồng bộ của việc cung ứng nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng của sản phẩm do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí sử dụng nguyên vật liệu của các doanh nghiệp công nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí kinh doanh và giá thành đơn vị sản phẩm cho nên việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu.

Nguyên vật liệu chính của ngành thép là thép phế, than và điện. Trong đó thép phế chiếm đến 90%, điện chiếm 6%, dầu FO chiếm 3%. Thép phế hầu hết là nhập khẩu từ 70 -80%và biến động theo giá phôi thép thế giới. Vì vậy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành thép phù thuộc rất nhiều vào giá phôi thép trên thị trườngthế giới và giá bán điện của nhà nước.

Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ

đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.2.5. Vật tư, thiết bị

Vật tư, nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cũng đóng vai trò quan trọng. Trong sản xuất một số mặt hàng, các chất phụ gia chiếm tỷ trọng không đáng kể trong việc cấu thành sản phẩm nhưng việc tìm kiếm để đặt hàng, mua hàng không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là các loại được đặt hàng từ nước ngoài vì số lượng ít nên mua hàng khó khăn.

1.3.2.6. Logistics

Logistic đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông nguyên vật liệu và thành phẩm, nếu hoạt động logistics được đảm bảo, dòng vật chất luân chuyển từ dạng thô sang dạng tinh được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi với chi phí thấp. Ngược lại sẽ làm tăng các chi phí như bến bãi, cầu đường, vận chuyển… những yếu tố này kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp, của sản phẩm vì các chi phí tăng thêm sẽ được dồn vào sản phẩm.

1.3.2.7. Hệ thống phân phối

Hoạt động phân phối có thể được thực hiện bởi trực tiếp đơn vị sản xuất ra sản phẩm hoặc thuê ngoài, tuy nhiên nếu có một hệ thống kênh phân phối tốt, đủ mạnh để vươn xa đến các thị trường tiềm năng thì sẽ gia tăng được khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, gia tăng mức độ hiệu quả của chuỗi cung ứng.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng sản phẩm thép của Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát (Trang 48)