THÉP XÂY DỰNG CUẢ CÔNG TY TNHH MTV THÉP HÒA PHÁT HIỆN NAY
2.1.3. Những yêu cầu trong việc nâng cao hiệuquả chuỗicung ứng
2.1.3.1. Yêu cầu về doanh số
Xem xét các dự báo về phát triển ngành thép xây dựng trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế thế giới và trong nước hiện nay, công ty xác định mức tăng trưởng thận trọng với doanh thu tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 3 - 5%/năm.
Đi đôi với mức tăng trưởng về doanh thu, Công ty phấn đấu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế trung bình hàng năm tương ứng với mức tăng trưởng về doanh thu là 5-7%/năm và duy trì mức lợi nhuận sau thuế bình quân đạt 2,5-3% doanh thu.
2.1.3.2. Yêu cầu về sản xuất
Công ty không ngừng nghiên cứu kết hợp với việc mua sắm mới dây chuyền sản xuất mới, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.
Ngày 31 tháng 12 năm 2013, Bộ Công Thương – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN: Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu. Thông tư quy định về quy chuẩn chất lượng cũng như mẫu mã mác thép. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2014, bắt buộc tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép trên toàn Việt Nam thực hiện.
Để đảm bảo thực hiện nghiêm túc thông tư này, từ ngày 1 tháng 1 năm 2014, công ty đã áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN vào sản xuất.
2.1.3.3. Giảm thời gian trong việc đặt hàng, mua hàng
về việc mua hàng hóa của họ đến lúc nguyên vật liệu chính thức được nhập kho. Hiện nay, đối với các loại nguyên vật liệu phụ và linh kiện, thời gian đặt hàng khoảng 10 - 15 ngày, nguyên vật liệu chính: phế liệu và phôi thép nhập khẩu khoảng 20 - 30 ngày, phôi thép trong nước khoảng 10 – 13 ngày . Tuy nhiên, để tiến hành đặt hàng, Công ty phải rà soát các nhà cung cấp, tham khảo giá của thị trường… nên thông thường, thời gian đặt hàng sẽ bị kéo dài ra so với kế hoạch. Điều này vô tình tạo nên sự thiếu hụt tồn kho nguyên vật liệu không đáng có. Chính vì vậy, để phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, công ty có thể tiến hành đặt hàng theo các đơn hàng nhỏ hơn để đối tác có thể sớm cung cấp. Mục tiêu đặt hàng có thể giảm xuống 8 ngày đối với nguyên vật liệu phụ và linh kiện, giảm từ 3 - 5 ngày đối với nguyên liệu chính. Tuy nhiên, công ty cũng phải cân nhắc giữa việc giảm số ngày đặt hàng với chênh lệch giá khi đặt hàng theo các đơn hàng nhỏ và khi đặt hàng theo các đơn hàng lớn.
2.1.3.4. Giảm tồn kho thành phẩm
Công tác lập kế hoạch không chính xác đã gây nên tình trạng tồn kho cao. Năm 2013, mức tồn kho thành phẩm của công ty đã được đưa về mức dự trữ cần thiết do công ty đặt ra, nhưng vẫn ở mức cao. Bên cạnh đó, hiện tại, Hòa Phát đã có thêm 1 dây chuyền sản xuất, vì vậy, mức dự trữ tồn kho của công ty cần giảm xuống, là từ 10 – 12 nghìn tấn.
2.1.3.5. Giảm chi phí
Hiện nay, chiến lược của Công ty đang áp dụng là “Giá thành thấp, chất lượng ổn định” nên giảm chi phí để giảm giá thành là một yêu cầu tất yếu. Nếu trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng, công ty có thể tiết giảm một phần chi phí, hay nói cách khác đó là quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả thì chi phí trên toàn hệ thống sẽ giảm đáng kể, và đây cũng là mục tiêu của công tác quản trị chuỗi cung ứng.