Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 61)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PH ƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.4Khái quát chung về Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

3.1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thực hiện Quyết định số 138 QĐ/TC-CB ngày 15/06/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và việc thành lập BHXH huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, ngày 01/10/1995, BHXH tỉnh được thành lập. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã ra Nghị quyết về việc tách và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang kể từ ngày 01/01/1997. Theo đó, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có Quyết định số 1613/QĐ-TCCB, ngày 16/9/1997 về việc thành lập BHXH tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở chia tách BHXH tỉnh Hà Bắc thành BHXH tỉnh Bắc Ninh và BHXH tỉnh Bắc Giang. Chính phủ ban hành quyết định số 20/2002/QĐ-TTg, ngày 24/01/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển giao BHYT Việt Nam sang

BHXH Việt Nam. Ngày 17/12/2002, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có quyết định

số 1612/QĐ-BHXH-TCCB về hệ thống tổ chức của BHXH tỉnh Bắc Ninh.

Năm 2006, thị xã Bắc Ninh được nâng cấp lên thành phốđô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Bắc Ninh theo Nghị định số số 15/2006/NĐ-CP ngày 25/1/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh. Trên cơ sở đó,

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam có Quyết định số 514/QĐ-BHXH ngày 10/3/2006

về việc thành lập BHXH thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh.

Trong 20 năm qua, tập thể cán bộ, viên chức BHXH thành phố Bắc Ninh đã nêu cao tinh thần đoàn kết hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền được BHXH Việt Nam tặng Bằng khen. Chi bộ được liên tục đạt danh hiệu "Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh". Các tổ chức đoàn thể như công đoàn, đoàn thanh niên hàng năm đều được công nhận đạt danh hiệu vững mạnh và vững mạnh xuất sắc.

Phát huy những thành quả đạt được trong thời gian qua, BHXH thành phố tập trung thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu, đó là: phấn đấu hoàn thành và hoàn thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch công tác hàng năm được BHXH tỉnh giao, từng bước hiện đại hóa trong công tác quản lý, tiếp tục chuyển đổi tác phong làm việc hành chính sang tác phong phục vụ các đối tượng tham gia BHXH và thụ hưởng chếđộ BHXH, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, tăng cường công tác kiểm tra, duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng chống các hành vi tiêu cực, gây khó khăn cho đối tượng tham gia và hưởng các chếđộ BHXH.

Thực hiện nhiệm vụ kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo quy định của ngành, cán bộ viên chức BHXH không ngừng học hỏi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ trình độ chính trị, ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, hiện đại hóa phương tiện làm việc, ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong hoạt

động chuyên môn nghiệp vụ, quản lý, đáp ứng nhiệm vụ ngày càng tăng.

3.1.4.2 Vị trí, chức năng của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Theo Điều 5 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH thành phố Bắc Ninh có vị trí, chức năng sau:

BHXH thành phố Bắc Ninh là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Bắc Ninh đặt tại thành phố, có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chếđộ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của pháp luật.

BHXH thành phố Bắc Ninh chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND thành phố

Bắc Ninh. BHXH thành phố Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

3.1.4.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Theo Điều 6 Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương thì BHXH thành phố Bắc Ninh có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Xây dựng, trình Giám đốc BHXH tỉnh Bắc Ninh kế hoạch phát triển BHXH thành phố Bắc Ninh dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác năm; tổ chức thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chếđộ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chếđộ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức cấp sổ BHXH, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT do phân cấp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chếđộ BHXH, BHYT không đúng quy định.

- Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí và tài sản theo phân cấp.

- Tổ chức ký hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp; giám sát thực hiện hợp đồng và giám sát việc cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT.

- Tổ chức ký hợp đồng với tổ chức, các nhân làm đại lý do UBND xã, phường, thị

trấn giới thiệu và bảo lãnh để thực hiện các chếđộ, chính sách BHXH, BHYT xã, phường, thị trấn theo chỉđạo hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Ninh.

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện chếđộ, chính sách BHXH, BHYT đối với các tổ chức cá nhân tham gia bảo hiểm, cơ sở khám chữa bệnh BHYT theo quy định của pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo hướng dẫn của BHXH tỉnh Bắc Ninh; tổ chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết các chếđộ BHXH, BHYT theo cơ chế “1 cửa” tại cơ quan BHXH thành phố Bắc Ninh.

- Tổ chức quản lý, lưu trữ hồ sơ các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ

BHXH, BHYT theo quy định.

- Tổ chức chương trình hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT cho các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47 phố Bắc Ninh, với các tổ chức cá nhân tham gia BHXH, BHYT để giải quyết các vấn đề

liên quan đến việc thực hiện các chếđộ BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. - Đề xuất, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện BHXH, BHYT.

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về việc đóng, quyền hưởng các chếđộ

bảo hiểm, thủ tục thực hiện BHXH, BHYT khi tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm hoặc tổ chức công đoàn yêu cầụ Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức, tài chính, tài sản của BHXH thành phố. - Thực hiện chếđộ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định.

3.1.4.4 Bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Ninh

Xác định được được vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của đơn vị, việc xây dựng đội ngũ cán bộ đểđáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao đã được lãnh đạo BHXH tỉnh rất quan tâm. Bộ máy tổ chức của BHXH thành phố ngày càng hoàn thiện. Tính đến ngày 31/12/2013 tổng số cán bộ viên chức và NLĐ của BHXH thành phố Bắc Ninh gồm 28 người (có 9 nam, 19 nữ; trong đó có 25 cán bộ chuyên môn và 03 lao động hợp đồng theo NĐ 68 làm bảo vệ, tạp vụ). Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 05 (chiếm 20%), Đại học 15 (chiếm 60%), cao đẳng 01 (chiếm 4 %), trung cấp 04 (chiếm 16%); đảng viên 16 (chiếm 64%). Hiện tại, trong số 5 cán bộ trình độ Thạc sĩ có 03 lãnh đạo và 02 chuyên viên; ngoài ra có 02 cán bộđang theo học chương trình đạo tạo Thạc sĩ. BHXH thành phố

có 01 chi bộđảng, 01 tổ chức công đoàn cơ sở và 01 chi đoàn thanh niên. Công chức viên chức có trình độ Thạc sĩ, đại học chiếm 80 % trong tổng số cán bộ chuyên môn. Đồng thời chỉ có 03 cán bộ trong độ tuổi từ 41-50, còn lại đều từ độ tuổi 22-40. Cán bộ viên chức và NLĐ hợp đồng tại BHXH thành phố luôn có ý thức tốt, chấp hành đúng nội quy, quy chế làm việc của đơn vị cũng như của ngành quy định, luôn thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngay trong việc thực thi công vụ của mình. có tinh thần, thái độ phục vụ và trách nhiệm với công việc, thường xuyên học tập, trao đổi kinh nghiệm để tiếp cận nghiệp vụ, quy định văn bản mới và đặc biệt sử dụng các phần mềm của Ngành, đáp ứng khối lượng công việc ngày càng tăng, hoàn thành công việc được giaọ Việc phân công bố trí cán bộđảm bảo phù hợp với khả năng, trình độ năng lực công tác, tạo điều kiện thuận lợi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 Trụ sở BHXH thành phố Bắc Ninh đóng tại số 41, Nguyễn Đăng Đạo, phường Suối Hoa, thành phố Bắc Ninh, tổng diện tích đất trên 2.300 m2, với diện tích công sở

trên 700 m2. Nhìn chung cơ sở vật chất, trang thiết làm việc được quan tâm đầu tư, cơ

bản đảm bảo đủđiều kiện cho cán bộ, viên chức hoàn thành nhiệm vụđược giaọ BHXH thành phố Bắc Ninh có 01 Giám đốc, 02 phó Giám đốc và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ theo sơđồ 3.1

Ghi chú: : Quan hệ chỉđạo : Quan hệ phối hợp

Sơđồ 3.1: Sơđồ bộ máy tổ chức của BHXH thành phố Bắc Ninh

( Nguồn: BHXH TP Bắc Ninh, Kỷ yếu BHXH TP Bắc Ninh, 2013)

Theo Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ

cấu tổ chức của BHXH địa phương.

Về chếđộ quản lý

BHXH thành phố Bắc Ninh do giám đốc quản lý, điều hành. Giám đốc BHXH thành phố Bắc Ninh quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức. Giúp giám

đốc có các phó giám đốc. Giám đốc và các phó giám đốc do giám đốc BHXH tỉnh bổ

nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, thuyên chuyển, khen thưởng và kỷ luật theo

Giám đốc Bộ phận chếđộ BHXH Bộ phận kế toán, hành chính Bộ phận “1 cửa” Bộ phận thu Bộ phận giám định BHYT Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận kiểm tra Bộ phận cấp sổ, thẻ BBộả pho vậện , tạp vụ Bộ phận CNTT, văn thư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49 quy trình bổ nhiệm và phân cấp quản lý cán bộ.

Chếđộ làm việc

Giám đốc làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ; ban hành Quy chế làm việc, thực hiện chếđộ thông tin, báo cáo của BHXH thành phố Bắc Ninh theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH tỉnh và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó; chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên

địa bàn thành phố.

Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền cho phó giám đốc giải quyết các vấn đề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thuộc thẩm quyền của giám đốc. Giám đốc phải chịu trách nhiệm về quyết định của phó giám đốc được phân công hoặc uỷ quyền giải quyết.

Về chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:

- Bộ phận thu BHXH, BHYT, BHTN

Bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện các quy định theo Quyết định số 1111/QĐ- BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành Quy định về quản lý thu BHXH, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT thực hiện từ 1/1/2012 . Cụ thể là:

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BHTN

đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp. Tổ chức phối hợp với các ngành các cấp địa phương thực hiện thu đúng, đủ, kịp thời theo Luật BHXH, luật BHYT.

+ Quản lý danh sách lao động, tiền lương và theo dõi sự biến động tăng giảm. Hàng quý tiến hành đối chiếu công nợ với đơn vị. Lập và gửi các loại báo cáo định kỳ,

đột xuất theo quy định.

+ Phối hợp với các bộ phận khác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịp thời, đầy đủ cho NLĐ.

+ Ngoài ra, bộ phận này có nhiệm vụ khai thác mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các đơn vị ngoài quốc doanh, công ty TNHH, hợp tác xã ngoài công lập.

- Bộ phận “1 cửa”: tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định tại Quyết định số 884/QĐ-BHXH ngày 25/8/2011 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam

- Bộ phận chếđộ BHXH: có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ các chế độ BHXH đối với NLĐ tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 50 trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/5/2010 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chếđộ BHXH.

- Bộ phận Giám định BHYT: có nhiệm vụ quản lý việc chi trả KCB, phục vụ

thanh quyết toán chi phí KCB theo quy định của pháp luật, xét duyệt chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho đối tượng hưởng BHYT có mức chi phí KCB dưới 2 triệu đồng/lần. - Bộ phận kế toán, hành chính:có nhiệm vụ giúp Giám đốc thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán kế toán của hệ thống BHXH Thành phố theo quy

định của pháp luật. Tiếp nhận hồ sơ danh sách chi trả và nguồn kinh phí do BHXH Tỉnh lập chuyển về, tổ chức chi trả cho người được hưởng, kiểm tra giám sát việc chi trả và thanh quyết toán với cấp trên. Thông qua đơn vị sử dụng lao động để chi trả các chếđộ ốm đau, thai sản, dưỡng sức cho người được hưởng. Chuyển tiền thu BHXH, BHYT, BHTN vào tài khoản của BHXH tỉnh kịp thời theo quy định. Thực hiện chế độ, tiêu chuẩn định mức tài chính, chếđộ kế toán của đơn vị theo quy định của Nhà nước và cơ

quan BHXH cấp trên. Thực hiện nghiêm túc chếđộ giao nhận và quản lý tiền mặt theo quy định của Bộ Tài chính. Theo dõi lưu trữ chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của Bộ Tài chính, quản lý tài sản của cơ quan.. Thực hiện chi tiêu hoạt động của cơ quan.

- Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: thực hiện theo phân cấp sổ BHXH, thẻ

BHYT cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện, BHYT học sinh, trẻ em

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 54 - 61)