Quy trình chi trả, phương thức chi trả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 82)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2 Quy trình chi trả, phương thức chi trả

Thời gian qua, việc tổ chức thực hiện chế độ BHXH tại BHXH TP đã có nhiều cố

gắng, đảm bảo kịp thời, đúng chếđộ quy định. BHXH TP đã niêm yết công khai đầy đủ

thủ tục, quy trình và thời hạn giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT, BHTN tại sảnh vào của cơ quan, thuận tiện cho đối tượng tra cứu, tìm hiểu khi đến làm việc.

4.2.2.1 Chi trả trợ cấp BHXH thường xuyên: chếđộ hưu trí, mất sức lao động, TNLĐ-BNN và tử tuất hàng tháng

Tại BHXH thành phố Bắc Ninh hiện đang áp dụng phương thức chi trả gián tiếp cho đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH thông qua đại lý chi trả, do đó ưu

điểm là việc chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng thụ hưởng được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện và đồng loạt. Công tác chi trả cơ bản đảm bảo an toàn, kịp thời đến tận tay đối tượng.

Phân cấp chi trả rõ ràng, quy định cụ thể về việc quản lý nguồn kinh phí và danh sách chi trả từ BHXH tỉnh đến BHXH TP, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH TP Bắc Ninh với các bên chi trả.

*) Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua đại lý chi trả xã, phường (từ tháng 6/2013 trở về trước).

Hàng năm, BHXH thành phố ký kết hợp đồng trách nhiệm với cá nhân làm đại lý chi trả, với 20 đại diện chi trả (gồm 19 xã phường và 01 ngân hàng). Hàng tháng, đại lý chi trả nhận danh sách đối tượng từ cơ quan BHXH thành phố và tiền được giao tại Ngân hàng. Căn cứ số tiền phải chi trả theo danh sách do BHXH giao cho đại lý, Ngân hàng chi tiền cho cán bộ đại lý chi trả có sự giám sát của BHXH thành phố sau đó xe chuyên dụng của ngân hàng cùng đại lý chuyển tiền về tại trụ sở UBND xã, phường để

tiến hành chi trả cho các đối tượng hưởng trợ cấp BHXH. Sau mỗi kỳ chi trả, đại lý chi trả có trách nhiệm thanh, quyết toán với cơ quan BHXH. Cụ thể như sau: Hàng tháng từ

ngày 01 đến ngày 05 BHXH thành phố nhận kinh phí, danh sách và file dữ liệu do BHXH tỉnh cấp về; từ ngày 05 đến ngày 10 BHXH thành phố thực hiện đăng ký kế

hoạch rút tiền với Ngân hàng, lập phiếu chi cho đại lý tạm ứng kinh phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH cho đối tượng thụ hưởng (mẫu C73-HD); trong thời hạn 5 ngày kể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 73 tay người hưởng. Chậm nhất trước ngày 15 hàng tháng đại lý chi trả lập biểu báo cáo quyết toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH (mẫu C74-HD), lập mẫu số 8a-CBH danh sách đối tượng chưa nhận lương hưu, trợ cấp BHXH (nếu có) nộp về BHXH thành phố.

Phương thức này có ưu điểm là các đại lý chi trả là người địa phương cho nên dễ

dàng theo dõi và quản lý đối tượng hưởng BHXH, hướng dẫn gia đình lập hồ sơ giải quyết chếđộ mai táng phí, tử tuất cho đối tượng kịp thời; có sự phối hợp tốt giữa ngân hàng với cơ quan BHXH trong việc vận chuyển tiền đến điểm chi trả tại xã, phường bằng xe chuyên dụng. Tuy nhiên, việc chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua đại lý chi trả xã phường có nhược điểm là việc đảm bảo an toàn tiền mặt do để tại nhà riêng của

đại lý trong thời gian chi trả.

*) Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện (từ tháng 7/2013 đến nay)

BHXH TP Bắc Ninh thực hiện đúng quy định tại Quy trình số 841/BHXH-BĐT ngày 18/6/2013 của BHXH tỉnh Bắc Ninh và Bưu điện tỉnh Bắc Ninh về việc phối hợp quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện.

Hàng tháng BHXH TP chuyển danh sách chi trả các chế độ BHXH trong tháng

chi tiết đến xã, phường, tổ chi trả (Mẫu C72a-HD hoặc C72c-HD, C72b-HD, Danh sách lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng của người đang chịu trách nhiệm thi hành án dân sự (Mẫu số 32-CBH), danh sách người hưởng trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu (mẫu số

37-CBH) được Giám đốc BHXH tỉnh ký, đóng dấu cho Bưu điện TP trước thời gian chi trả 5 ngày (chậm nhất ngày 2 hàng tháng), gửi kèm file mềm. Bưu điện TP căn cứ Danh sách trên để lập Giấy đề nghị tạm ứng chi trả chế độ BHXH (Mẫu số C73-HD); Bảng tổng hợp đề nghị tạm ứng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH (Mẫu số C73a-HD) và chi tiết đến xã phường, để tạm ứng số tiền chi trả kịp thời, đầy đủ cho người hưởng, thời gian trước 4 ngày chi trả.

BHXH TP căn cứ vào Giấy đề nghị tạm ứng của Bưu điện huyện để xem xét, chuyển tiền vào tài khoản của Bưu điện TP ở chi nhánh NHNN&PTNT trước thời hạn chi trả 3 ngày (trước ngày 5 hàng tháng). Đồng thời, thông báo bằng văn bản cho Bưu

điện TP biết về việc chuyển tiền; khi nhận được tiền, Bưu điện TP thông báo bằng văn bản cho BHXH TP biết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 74 danh sách BHXH TP chuyển sang để chi trả cho người hưởng đúng thời gian quy định,

đúng đối tượng, đúng số tiền và phải đảm bảo an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và chi trả.

Trong thời hạn 8 ngày kể từ ngày tạm ứng tiền, Bưu điện huyện phải thực hiện chi trả xong lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng cho người hưởng và xong trước ngày 10 hàng tháng.

Bưu điện TP tổng hợp thanh toán chi trả các chế độ BHXH của toàn TP theo Bảng thanh toán chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH (Mẫu số 74-HD), Bảng tổng hợp thanh toán chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH (Mẫu số C74a-HD) chi tiết đến xã, phường

đối chiếu với Danh sách chi trảđã có ký nhận của người hưởng (Mẫu số C72a-HD,C72b- HD, C72c-HD), 37-CBH) và thực hiện quyết toán số tiền chi trả với BHXH huyện sau 2 ngày kể từ ngày chi trả xong theo quy định. Bưu điện chuyển Danh sách (Mẫu số 72c-HD hoặc C72b-HD, C72c-HD, 37-CBH) và danh sách Mẫu số 32-CBH đã có chứ ký của người lĩnh cho BHXH TP. Đồng thời, chuyển cho BHXH TP số tiền tạm ứng chưa chi hết vào Tài khoản BHXH TP. Ngày 12 hàng tháng, BHXH huyện lập 04 bản (Mẫu số 74- HD): 02 bản gửi BHXH huyện để quyết toán(01 bản lưu, 01 bản báo cáo BHXH tỉnh trước ngày 15 hàng tháng), Bưu điện huyện nhận 02 bản (01 bản báo cáo Bưu điện tỉnh

để tổng hợp gửi về BHXH tỉnh ngày 15 hàng tháng, 01 bản lưu Bưu điện huyện). Thực hiện phương thức chi trả này ở TP Bắc Ninh có ưu điểm là việc chi trả đảm bảo an toàn, kịp thời đến tận tay đối tượng. Hồ sơ, thủ tục tạm ứng đối với đại diện chi trả kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên, phương thức này áp dụng ở TP Bắc Ninh có những nhược điểm như: cán bộ bưu điện chưa nắm chắc tình hình biến động tăng giảm đối tượng hưởng, từ đó dẫn đến việc báo giảm chưa kịp thời; việc thanh quyết toán của bưu điện còn chậm, lập hồ sơ giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân

đối tượng chậm...

Việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua hệ thống bưu điện qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75

Bảng 4.9 Tổng hợp ý kiến người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua hệ thống bưu điện S T T Nội dung Mức độ 1 (số ý kiến) Mức độ 1 (số ý kiến) Mức độ 1 (số ý kiến) Ý kiến khác Tổng số (số ý kiến) 1 Bưu điện chi trả số tiền chếđộ Đẩy đủđến số tiền lẻ: 6 Đầy đủ: 34 Chưa đủ :0 40 2 Thời gian chờ nhận lương hưu và chế độ BHXH Nhanh: 18 Bình thường: 22 Chậm: 0 40 3 Thái độ phục vụ của nhân viên Bưu điện Nhiệt tình, chu đáo: 25 Bình thường: 11 Kém:4 40 4 Giải đáp về chế độ BHXH, BHYT của nhân viên Bưu điện Rất đầy đủ: 4 Tương đối: 25 Một chút: 9 Không biết: 2 40 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014)

Kết quảđiều tra cho thấy 100% người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng đánh giá nhận đủ số tiền và đầy đủ đến số lẻ với thời gian nhanh hoặc bình thường, không có ý kiến đánh giá chưa đủ hay chậm. Nhìn chung công tác chi trả của cán bộ Bưu điện được đánh giá tốt, chi trảđảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên còn bất cập trong việc quản lý tăng, giảm đối tượng hưởng, chưa tuyên truyền, giải đáp được chếđộ chính sách BHXH, BHYT và hướng dẫn kê khai hồ sơ mai táng phí, chếđộ tuất cho thân nhân gia đình khi người hưởng chế độ từ trần, do cán bộ bưu điện chưa nắm

được các quy định của Luật BHXH, BHYT, công việc chi trả là kiêm nhiệm vì vậy chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý người hưởng và giải quyết vướng mắc tại cơ sở xã, phường.

4.2.2.2 Chi trả trợ cấp BHXH một lần và trợ cấp BHXH ngắn hạn:

Theo phân cấp, BHXH TP có trách nhiệm xét duyệt chếđộ BHXH một lần, chuyển BHXH tỉnh thẩm định và tổ chức chi trả cho NLĐ. Đối với các chếđộ tuất một lần, mai táng phí thì tổ chức chi trả cho người hưởng khi có quyết định của BHXH tỉnh đảm bảo chặt chẽđúng đúng quy định.

Việc chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn (chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK) được thực hiện theo đúng quy định. NSDLĐ có trách nhiệmtiếp nhận hồ sơ hợp lệ của NLĐ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76

đủđiều kiện hưởng chếđộốm đau, thai sản, nghỉ DS-PHSK.

Căn cứ hồ sơ hưởng chếđộ ốm đau, thai sản, nghỉ DS-PHSK của NLĐ, sử dụng nguồn kinh phí của quỹ BHXH bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứđóng BHXH được giữ lại để chi trả kịp thời cho NLĐ có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo qui định; lập mẫu số C70a-HD, kèm theo hồ sơ của từng NLĐ, file dữ liệu gửi cơ

quan BHXH.

Căn cứ mẫu số C71-HD do cơ quan BHXH thông báo, NSDLĐ thực hiện nộp tiếp số tiền BHXH bằng số chênh lệch thừa cho cơ quan BHXH vào tháng đầu quý sau trong trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lạị Nhận kinh phí từ cơ

quan BHXH bằng số chênh lệch thiếu trong trường hợp số tiền quyết toán lớn hơn số

tiền được giữ lạị

Qua kết quả điều tra cho thấy 96,15% NLĐ đánh giá về việc thực hiện chi trả trợ cấp ốm đau thai sản là đầy đủ, còn lại 3,8% NLĐ có ý kiến khác do chưa gặp rủi ro

ốm đau, sự kiện thai sản để hưởng chếđộ.

96.15%3.85% 3.85%

Đầy đủ

Ý kiến khác

Hình 4.3 Ý kiến đánh giá việc việc thực hiện chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản cho NLĐ

Thực hiện phương thức chi trả này ở thành phố Bắc Ninh có ưu điểm là: đơn vị chủ động được nguồn kinh phí chi trả kịp thời cho NLĐ trong trường hợp số tiền 2% quỹ tiền lương làm căn cứđóng BHXH được giữ lại đủ chi trả cho NLĐ. Tuy nhiên, phương thức cũng có những nhược điểm là số tiền 2% để lại đơn vị thường không đủ để chi chế độ ốm đau, thai sản cho NLĐ (Số liệu thể hiện qua bảng 4.12).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

Bảng 4.10 Tổng số tiền chi trả và kinh phí 2% giữ lại để chi trợ cấp ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe

STT Chỉ tiêu Đơtính n vị Năm

211 2012 2013

1 Số tiền chi trả các chếđộ BHXH Triệu đồng 21.653 34.263 47.641

2 Số kinh phí 2% giữ lại đơn vị Triệu đồng 7.155 10.908 13.327

3 Tỷ trọng số 2% so với số chi % 33,04 31,84 27,97

(Nguồn: Báo cáo BHXH thành phố 2011 - 2013)

Nếu như năm 2011 tỷ trọng số 2% so số chi chỉ chiếm 33% thì sang năm 2012 con số này là 31,84 %, năm 2013 là 27,97 %. Số 2% thường thấp hơn số được hưởng, dẫn tới thực tế chưa đáp ứng được mục tiêu chi kịp thời cho NLĐ vì BHXH chuyển phần chênh lệch giữa số chi và số 2% vào tháng đầu của quý sau, việc quyết toán thu nộp thường chậm, tăng khối lượng công việc, khó khăn trong việc giải quyết, quyết toán và quản lý số thu, nộp BHXH. Qua điều tra có tới 73,3% NSDLĐ cho rằng nên bỏ quy định giữ lại 2% quỹ lương của đơn vị.

- Thủ tục hưởng BHXH chưa quy định thời hạn NLĐ, NSDLĐ phải hoàn tất thủ tục hồ sơ nộp để giải quyết chế độ nên còn một số trường hợp đơn vị chưa nộp hồ

sơ hưởng trợ cấp BHXH của NLĐ để thanh quyết toán với cơ quan BHXH kịp thời, qua năm tài chính mới lập hồ sơđề nghị giải quyết, quyết toán. Đặc biệt đối với các

đơn vị nợđọng BHXH thì tình trạng này là phổ biến. Tại BHXH TP Bắc Ninh, số tiền nợ BHXH, BHYT đến ngày 30/12/2013 là 20 tỷđồng, chiếm 6,9% so với số phải thu dẫn người lao động không được giải quyết hưởng chếđộ BHXH kịp thờị

- Một số cơ quan đơn vị chưa thực hiện chi chếđộ ốm đau, thai sản BHXH mà vẫn trả lương theo ngày làm việc (nhất là các đơn vị hành chính, sự nghiệp). Tình trạng lao động nữđóng vừa đủ 6 tháng để hưởng thai sản ngày càng gia tăng, việc điều chỉnh tăng lương bất thường trước khi sinh nhằm hưởng chế độ thai sản caọ... BHXH TP đã tiến hành xác minh để tránh lạm dụng quỹ BHXH.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)