Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động chi trả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 99)

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức và quản lý hoạt động chi trả

BHXH TP Bc Ninh

Nhằm pháp huy những kết quả đạt được, khắc phục những tồn tại, hạn chế

nêu trên, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Thực hiện Kế

hoạch số 215/KH-BHXH ngày 16/4/2013 của BHXH tỉnh Bắc Ninh về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020; để tổ chức triển khai thực hiện tốt quản lý chi trả BHXH trên địa bàn TP Bắc Ninh, BHXH TP cần có những giải pháp sau:

4.4.2.1 Phân định rõ chức năng nhiệm vụ và hoàn thiện mô hình tổ chức

- Cơ sở: Hiện nay, hệ thống tổ chức chi trả các chế độ của BHXH Việt Nam

được phân cấp là hợp lý. Tuy nhiên, ở bộ phận chi của BHXH tỉnh và cấp huyện không phân định bộ phận chi và bộ phận kế hoạch, tài chính, kế toán riêng biệt: bộ

phận chi của BHXH tỉnh nằm trong phòng kế hoạch tài chính, còn ở BHXH cấp huyện chỉ có một phụ trách kế toán và các cán bộ khác trong cơ quan kiêm nhiệm. Bộ phận chế độ và bộ phận Kế toán của BHXH cấp huyện thường xuyên kết hợp trong việc quản lý đối tượng đểđảm bảo chi đúng. Cán bộ kế toán vừa làm kế hoạch tài chính, kế toán như: lên kế hoạch cấp phát và quyết toán kinh phí chế độ chính sách BHXH, vừa quản lý, theo dõi các đối tượng hưởng. Mặt khác, đối tượng thụ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90 hưởng BHXH ngày càng lớn khi mở rộng đối tượng tham gia BHXH; Mặt khác, chỉ

có BHXH cấp huyện, nên việc nắm bắt tình hình người hưởng cũng như giải thích cho

đối tượng ở xã phường gặp khó khăn khi đại diện chi trả xã, phường và cán bộ bưu

điện chi trả chỉ kiêm nhiệm.

- Thực hiện: để thực hiện tốt hoạt động chi trả BHXH nói riêng, BHYT, BHTN nói chung trong thời gian tới, đề xuất hệ thống tổ chức chi trả BHXH ở Việt Nam cần hoàn thiện một số điểm như sau: ở cấp trung ương, Ban chi thuộc BHXH Việt Nam vẫn giữ nguyên chức năng, nhiệm vụ như hiện tại; Cấp tỉnh, bộ phận chi trong phòng Kế hoạch tài chính phải được tách ra thành phòng chi thuộc BHXH tỉnh. Khi

đó, phòng Kế hoạch tài chính chỉ thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý công tác kế

hoạch tổng hợp, xây dựng cơ bản, công tác thống kê, bảo mật…còn việc dự toán chi, thanh quyết toán chi BHXH, quản lý đối tượng hưởng BHXH, mức hưởng BHXH trên

địa bàn tỉnh sẽ do Phòng chi thực hiện; Cấp huyện, cán bộ kế toán và các cán bộ

chuyên môn khác như: thủ quỹ, cán bộ thu BHXH…chỉ thực hiện công việc chuyên môn của mình. Còn việc chi trả trực tiếp hoặc gián tiếp cho các đối tượng hưởng BHXH phải tách ra và giao cho cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giải quyết. Không nên để

tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay; Ở cấp xã, nên có bộ phận đảm nhận công tác BHXH xã thuộc BHXH huyện. Việc quản lý đối tượng tham gia và hưởng trợ cấp BHXH cũng như việc chi trả trợ cấp do bộ phận này đảm nhiệm. Ban đầu, có thể

là một người đảm nhiệm từ một đến hai xã. Khi đối tượng tham gia và thụ hưởng ngày càng đông, có thể thành lập Bộ phận BHXH cấp xã.

4.4.2.2 Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới

- Cở sở: sự gia tăng số người hưởng và số tiền chi trả, phần nào cho thấy khối lượng công việc ngày càng gia tăng cùng với mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phục vụ đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH ngày càng tốt hơn. Điều đó đòi hỏi phải phát triển, đào tạo đội ngũ cán bộđảm bảo về số lượng, nâng cao chất lượng hơn nữạ

- Thực hiện: xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn sâu nắm chắc nghiệp vụ của ngành, chuyên nghiệp về phong cách phục vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 91 Năng lực cán bộ viên chức BHXH không chỉ là trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn bao gồm cả lòng nhiệt tình công việc, tư cách đạo đức, khả năng giao tiếp ứng xử

và khả năng phối kết hợp công việc. Nâng cao chất lượng phục vụ, cần đào tạo chất lượng đội ngũ cán bộ BHXH là đề xuất được 83 NLĐ (63,84%) và 13 NSDLĐ (86,7%), 18 cán bộ BHXH (90%) được điều tra đồng ý.

Để nâng cao chất lượng phục vụ cơ quan BHXH cần chuyển từ phong cách làm việc hành chính sang phong cách phục vụ. Cán bộ viên chức nắm vững các quy định chính sách chếđộ BHXH và các quy định pháp luật liên quan đến BHXH, đặc biệt các chế độ BHXH. Tăng cường trách nhiệm của viên chức trong thực hiện quy trình nghiệp vụ, thường xuyên giáo dục cán bộ, viên chức nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ mới, thường xuyên cập nhật quy định mới của Ngành, trau dồi trao đổi nghiệp vụ, sáng tạo làm việc đạt hiệu quả, đúng quy định. Tích cực tham gia các chương trình đạo tạo, lớp tập huấn nghiệp vụ của Ngành. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức theo đúng hướng dẫn tại Công văn số 2794/BHXH-VP ngày 5/7/2011 của BHXH Việt Nam.

Tập trung đào tạo nâng cao trình độ kiến thức và kỹ năng. Tăng cường đào tạo,

đào tạo lại cán bộ, công chức, viên chức cần được chú trọng thường xuyên, có khoa học và phù hợp, gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, luân chuyển, điều động cán bộ, chuyển đổi vị trí công tác; tuyển dụng và sử dụng nhân lực đã được đào tạo đúng chuyên ngành và tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về trình độ quản lý, sử dụng công nghệ thông tin, hoạt động của ngành. Chú trọng tuyển dụng nhân lực đã qua đào tạo

đúng chuyên ngành, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và có kế hoạch bố trí, sử

dụng hợp lý đểđảm bảo phát huy hết năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Giữ và thu hút chuyên gia trình độ cao và nhân tàị Điều này đòi hỏi có môi trường làm việc tốt, chế độđãi ngộ tương xứng, cơ hội thăng tiến và sự tâm huyết cống hiến của bản thân chuyên gia có trình độ caọ Do đó, cần có cơ chế thu hút nhân tài cụ thể: xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp; Xây dựng môi trường làm việc thuận lợi, cơ hội thăng tiến; Chế độ phúc lợi như ưu đãi về nhà ở, phương tiện làm việc, đi lại; Các cơ chế khuyến khích khác như (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vinh danh, khen thưởng và các ưu đãi đặc biệt khác. Ngoài ra, cần tận dụng chất xám của các chuyên gia, kỹ thuật viên từ bên ngoài thông qua việc mời hợp tác hoặc thuê

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 92 chuyên gia nước ngoàị

Mỗi cán bộ nhận thức rõ vai trò trong tuyên truyền các chế độ, chính sách về

BHXH đến từng đơn vị sử dụng lao động, NLĐ và là một tuyên truyền viên hữu hiệu tại nơi làm việc và địa phương sinh sống. Cán bộ thường xuyên bám sát cơ sở, các đơn vị sử dụng lao động, nắm vững các đối tượng tham gia, thụ hưởng thuộc địa bàn quản lý để hướng dẫn nghiệp vụ, qua đó có thể phát hiện vướng mắc phát sinh để kịp thời báo cáo, tận tình giải đáp những thắc mắc cho NLĐ về nội dung các chế độ mà họ được hưởng khi tham gia BHXH. Chính sự sâu sát, tận tụy trong công việc của những cán bộ không chỉ hoàn thành tốt nhiệm được giao, mà còn tạo được mối quan hệ tốt, sự tin cậy của các đối tượng tham gia, thụ hưởng BHXH đối với cơ quan BHXH và hiểu biết về BHXH, từđó góp phần tăng tính tuân thủ thực hiện BHXH. Do đó cán bộ

BHXH cần chú trọng phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm, nắm vững kiến thức nghiệp vụ, tinh thần tác phong phục vụ, khả năng ứng xử nhanh nhạy trong các trường hợp cần thiết để làm việc hiệu quả trước yêu cầu thực tế khối lượng ngày càng gia tăng. Tuy nhiên cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn để cán bộ hiểu rõ các nghiệp vụ thu, chi các chếđộ, sổ thẻ và có thể tuyên truyền giải thích rõ ràng, dễ hiểu nhằm đạt được mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về BHXH. Tránh tình trạng hiểu rõ nghiệp vụ nhưng không giải thích được cho đối tượng.

Tăng cường công tác kiểm tra thực thi nhiệm vụ của cán bộ, viên chức; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, gây khó khăn, phiền hà cho NLĐ và nhân dân.

4.4.2.3 Quản lý chặt chẽ nguồn kinh phí chi trả

- Cơ sở: quỹ BHXH dùng để chi trả cho người được hưởng chếđộ BHXH là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn. Các nguồn chi từ quỹ phải đúng đối tượng, xét duyệt đúng chếđộ và thực hiện đúng quy trình chi trảđểđảm bảo chi trảđúng người, đúng chếđộ, kịp thờị Tình trạng NLĐ vừa đi làm hưởng lương vừa hưởng chế độ và báo giảm hưởng chế độ còn chậm khi hết hạn hưởng hoặc bị chết; các trường hợp đóng BHXH từ 6-8 tháng trước thời

điểm sinh con hoặc tăng mức đóng BHXH cao bất thường. - Thực hiện:

+ Về công tác xét duyệt: giải quyết chếđộ BHXH phải đảm bảo đầy đủ, kịp thời và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ nhưng vẫn đảm bảo chính xác, đúng quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 93 Cán bộ, viên chức của BHXH cần nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thẩm định xét duyệt các chế độ BHXH, làm việc với tinh thần vì đối tượng và NLĐ để phục vụ, tác phong làm việc chuyên nghiệp, tạo niềm tin và sự hài lòng của đối tượng thụ hưởng BHXH, NLĐ cũng nhưđơn vị sử dụng lao động. Đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chính sách, đặc biệt cho cán bộ làm công tác BHXH ở các đơn vị sử dụng lao động để nắm chắc các chế độ, chính sách, các quy

định, quy trình nghiệp vụ thực hiện chế độ, chính sách BHXH đảm bảo đầy đủ, kịp thời quyền lợi cho NLĐ.

Chấn chỉnh công tác xét duyệt hồ sơ thanh toán chếđộốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tránh sai sót trong giải quyết chế độ BHXH đối với những chứng từ tẩy xóa ngày tháng...nhằm bảo vệ quyền lợi về BHXH cho NLĐ theo đúng quy định. Đối với chế độốm đau, thai sản: khi thẩm định hồ sơ hưởng phải thực hiện kiểm tra rà soát kỹ các giấy tờ làm căn cứ hưởng chế độ như giấy khai sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, bệnh án….để phát hiện giấy tờ giả, tẩy xóa hoặc có nội dung nghi vấn về thời gian đóng BHXH, thời gian nghỉ.

Tăng cường tổ chức kiểm tra công tác giải quyết các chếđộ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH quản lý để hạn chế tình trạng NLĐ vừa đi làm hưởng lương vừa thanh toán trợ cấp BHXH. Triển khai thực hiện nghiêm túc công văn số

2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013 của BHXH về tăng cường quản lý nhằm ngăn chặn tình trạng lạm dụng hưởng chế độ ốm đau, thai sản, BHXH một lần. Tiến hành kiểm tra, xác minh thời gian đóng BHXH của lao động nữ có từ 6 tháng đến 8 tháng

đóng BHXH nghỉ sinh con, trường hợp tăng mức đóng BHXH bất thường. Nếu phát hiện sai phạm kịp thời báo cáo lãnh đạo, có biện pháp xử lý vi phạm. Thông qua kiểm tra thời gian đóng BHXH của NLĐ, kiểm tra việc hướng dẫn, tiếp nhận và giải quyết và chi trả chếđộđối với NLĐ, công tác quản lý tài chính và lưu trữ hồ sơđã giải quyết hưởng chếđộ tại đơn vị theo quy định. Đồng thời kết hợp tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật BHXH, BHYT. Rà soát phân tích số liệu từng thời kỳ, giữa các doanh nghiệp cùng loại hình sản xuất kinh doanh, chủ động thực hiện kiểm tra tập trung với các đơn vị có tỷ lệ người hưởng chế độ ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe trên tổng số lao động hoặc tỷ lệ lao động nữ sinh trên tổng số lao động nữ và tỷ lệ chi trả

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 94

Đối với giải quyết chế độ BHXH một lần, xem xét sổ BHXH và dữ liệu hệ

thống phần mềm tránh tình trạng hưởng trùng, cập nhật dữ liệu đầy đủ chính xác dữ

liệụ Khi chi trả trợ cấp BHXH một lần, đối chiếu kiểm tra kỹ chứng minh thư, chữ ký nhận tiền với chữ ký trong đơn đề nghị hưởng BHXH một lần.

+ Về quy trình chi trả: thực hiện đúng quy định; báo cáo kịp thời, đúng số

người tăng giảm và số tiền hưởng để lập danh sách chi và cấp nguồn chị Thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo đúng quy định, đảm bảo an toàn, kịp thời, đúng chế độ cho người thụ hưởng, không để thất thoát, tiêu cực. Đề nghị cần quy định rõ ngày trong tháng BHXH cấp huyện phải tổng hợp báo cáo tình hình tăng, giảm cho BHXH tỉnh vào ngày cố định trong tháng. BHXH TP nhận dữ liệu từ phòng chế độ

BHXH tỉnh để thực hiện việc in danh sách chi trả lương hưu cho đối tượng đảm bảo kịp thờị Đồng thời nên có lịch vào 1 ngày cố định trong tháng chi lương hưu trợ cấp BHXH để tạo thuận lợi cho người hưởng đến địa điểm chi ở xã, phường.

+ Về tăng cường quản lý đối tượng hưởng các chếđộ BHXH:

Phối hợp với Bưu điện TP Bắc Ninh trong công tác quản lý người hưởng và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng: thường xuyên theo dõi sự biến động tăng, giảm đối tượng trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra đối tượng hưởng BHXH kếp hợp công tác chi trả tại các xã, phường đối với tất cả các đại diện chi trảđể kịp thời nắm bắt tình hình chi trả tại cơ sở. Đối chiếu với hồ sơ đối tượng đang quản lý với danh sách chi trả, hồ sơ quản lý đối tượng phải khớp nhau về các thông tin như: họ tên, mức tiền, số

sổ BHXH và mã số hưởng (nếu có). Nếu không khớp thì tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế của đối tượng.

Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn cán bộ chi trả theo dõi, kịp thời báo giảm đối tượng thụ hưởng chế độ BHXH do từ trần, hết hạn hưởng, sau khi cán bộ chi trả thông báo, BHXH tiến hành kiểm tra, xác minh việc báo giảm có kịp thời không, đồng thời yêu cầu đại lý hướng dẫn đối tượng lập hồ sơ giải quyết chếđộ tử tuất, mai táng phí.

Kiểm tra tại các điểm chi trả trong các kỳ chi trả: về cơ sở vật chất, quy trình chi trả, kiểm soát giấy tờ tùy thân có ảnh, Giấy lĩnh thay, đối chiếu với Danh sách chi trả, nhân lực chi trả của Bưu điện Thành phố Bắc Ninh (thái độ, tác phong, trình độ

của nhân viên chi trả, thời gian chi trả).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 biểu mẫu, thời gian báo giảm, số phải thu hồi hàng tháng. Kiểm tra công tác lấy chữ ký (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 99)