Khái quát về chính sách BHX Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)

BHXH luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một chính sách lớn, quan trọng trong hệ thống chính sách xã hộị Ngay sau khi giành được chính quyền và suốt trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹđến nay, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về BHXH. Trong hệ thống pháp luật BHXH chế độ

hưu trí được quy định đầu tiên tại Sắc Lệnh số 54/SL ngày 3/11/1945 về hạn định cho các công chức về hưu trí. Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Sắc lệnh số 105/SL ngày 14/6/1946 quy định về việc cấp hưu bổng và đóng BHXH. Đến khi Nghịđịnh số 218/CP của Chính phủ ra đời ngày 27/12/1961 thì BHXH Việt Nam mới thực sự

hình thành một cách có hệ thống và tương đối toàn diện. Theo quy định tại Điều lệ

tạm thời về BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961, đã quy định khá chi tiết và đầy đủ về các chế độ BHXH cũng như cơ chế quản lý nhà nước về BHXH. Sau khi nền kinh tế nhà nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều vấn đề liên quan đến BHXH cần phải đổi mới, cho nên ngày 22/6/1993 Chính phủđã quy định 05 chếđộ BHXH.

Để xây dựng một chính sách BHXH phù hợp với quá trình đổi mới của nền kinh tế nhiều thành phần, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, trên cơ sở chế độ BHXH của Hiến pháp 1992 và chương XII của Bộ Luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 và Nghị định số 19/CP ngày 16/2/1995 về BHXH và thành lập hệ

thống BHXH. Ngày 24/1/2002, Thủ tướng Chính phủ lại ra Quyết định số

20/2002/QĐ-TTg sát nhập BHYT vào BHXH Việt Nam. Đây là một bước tiến mới nhằm làm cho hệ thống BHXH nước ta được hoàn chỉnh hơn và tránh được những biểu hiện cồng kềnh, chồng chéo trong quản lý (Nguyễn Văn Định ,2008; Giáo trình Bảo hiểm - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê - Hà Nội – 2005 [25]).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28 XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 đánh dấu một bước quan trọng trong việc tạo lập cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả thực thi chếđộ, chính sách BHXH, bổ sung các chính sách BHXH phù hợp với quá trình chuyển đổi của nền kinh tế

theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nguyện vọng đông đảo NLĐ, bảo đảm an sinh xã hội và hội nhập quốc tế(Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH, 2013; Tài liệu tập huấn cán bộ năm 2013 [33])

Theo Luật BHXH hiện hành, nước ta thực hiện các loại hình BHXH bắt buộc, tự nguyện và thất nghiệp. Nhưng BHXH tự nguyện được thực hiện từ

1/1/2008 với 2 chế độ hưu trí và tử tuất. Còn BHTN được thực hiện từ ngày 1/1/2009. BHXH bắt buộc thực hiện với 5 chếđộ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý chi trả bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố bắc ninh tỉnh bắc ninh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)