Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ ngân sách tự động - atm tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.4.Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIDV Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo bài bản, chính quy, chuyên nghiệp và đặc biệt là có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Tuy nhiên do tổ chức bộ máy còn khá cồng kềnh nên đôi lúc thông tin chưa được trao đổi kịp thời giữa đội ngũ làm công tác quản lý và nhân viên tác nghiệp.

Cán bộ công nhân viên: Tính đến thời điểm ngày cuối năm 2011, Chi nhánh có 161 cán bộ, nhân viên đang công tác, trong số đó tất cả các vị trí làm công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, có khả năng sử dụng ngoại ngữ và thành thạo trong việc sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đều còn rất trẻ, tuổi đời trung bình là 33 tuổi, đây là một yếu tố hết sức thuận lợi và vấn đề đặt ra làm sao công tác tổ chức quản lý khoa học trong Chi nhánh để khai thác yếu tố hết sức thuận lợi này.

- Về hệ thống Marketing:

Hoạt động Marketing của Chi nhánh do Phòng kế hoạch tổng hợp đảm nhận. Chức năng chủ yếu của phòng này là lập kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, kinh doanh tiền tệ, điều hành nguồn vốn và thanh khoản, báo cáo thống kê và Marketing. Công tác Marketing được lồng ghép là một trong những chức năng của Phòng kế hoạch tổng hợp. Hầu hết nhân sự bộ phận Marketing đều được đào tạo chính quy từ nghiệp vụ Quản trị kinh doanh tuy nhiên việc lập kế hoạch, tổ chức công tác Marketing hàng năm vẫn chưa được thực hiện bài bản, chuyên nghiệp. Công tác Marketing còn mang tính chung chung của các ngân hàng thương mại, chưa được triển khai theo tính chất đặc thù của ngành. Bởi lẽ ngân hàng là doanh nghiệp dịch vụ nên chỉ có thế lấy giá trị cảm nhận của khách hàng về dịch vụ mới có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm.

- Về tình hình tài chính:Tình hình tài chính của BIDV và Chi nhánh Thái Nguyên được đánh giá là khá tốt thể hiện qua hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.2. Đồ thị kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thái Nguyên trong 3 năm 2011-2013

Mặc dù kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn xong hiệu quả kinh doanh vẫn luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước.

Năm 2013 là năm thành công đối với BIDV Thái Nguyên trong việc xét đến hiệu quả kinh doanh thể hiện qua chỉ tiêu thu nhập trước thuế. Nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh vẫn còn tập trung vào hoạt động tín dụng. Quy mô dư nợ cho vay bán lẻ đạt 349 tỷ đồng tăng 31,2% so với đầu năm. Và tăng 76,2% so cùng kỳ. Tốc độ bình quân cả giai đoạn là 39,2%. Tốc độ này là khá cao tuy nhiên nếu so với tổng dư nợ thì cho vay bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ khoảng 8,09%. Tỷ trọng này so với các NHTMCP khác là khá thấp vì các ngân hàng khác ngay từ đầu đã chọn mục tiêu phát triển bán lẻ vì vậy dư nợ bán lẻ luôn chiếm khoảng 40-50%. Xét về chất lượng dư nợ (nợ nhóm 2, nợ xấu) bán lẻ tương đối tốt, nợ xấu chiếm 0,54% tổng dư nợ bán lẻ và chiếm 0,04% tổng dư nợ. Dư nợ có tài sản đảm bảo chiếm trên 90% tổng dư nợ.

- Về hệ thống thông tin: 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 T đ ồn g 2011 2012 2013

Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên 2011-2013

1.Tổng nguồn vốn 2. Nguồn vốn tự huy động 3. Tổng dư nợ

4. Lợi nhuận trước thuế 5. Thu dịch vụ ròng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và chủ trương đưa Dự án Hiện đại hoá ngân hàng vào triển khai cho toàn hệ thống của BIDV, hệ thống thông tin của BIDV được đánh giá rất cao, các giao dịch được thực hiện hoàn toàn tự động, hệ thống số liệu được bảo mật, thông tin được cung cấp kịp thời cho các báo cáo phục vụ cho việc lãnh đạo điều hành. Tuy nhiên do việc đầu tư hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chưa đồng bộ nên đôi lúc do xử lý cùng một lúc nhiều thông tin, hệ thống phần mềm đã xảy ra tình trạng nghẽn đường truyền. Điều này phải kể đến trình độ chuyên môn của người sử dụng phần mềm còn hạn chế đã không phát huy hết hiệu quả của chương trình hiện đại hoá.

- Về hệ thống kiểm soát nội bộ:

Hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh được lập ra với mục đích phát hiện những sai phạm có thể xảy ra và đã xảy ra. Tuy nhiên trong điều kiện các quy định, quy trình, quy chế thay đổi nhanh chóng đã làm cho thủ tục kiểm soát đôi lúc trở nên cồng kềnh và rườm rà.

- Công tác huy động vốn

Trong điều kiện lạm phát tăng cao, hoạt động SXKD của doanh nghiệp hêt sức khó khăn, thanh khoản của ngân hàng giảm, mức sống thu nhập của tuyệt đại đa số người lao động bị suy giảm, mức cạnh tranh trên địa bàn ngày càng gay gắt thì việc huy động vốn thực sự khó khăn. Xong bằng những giải pháp quyết liệt, sáng tạo chi nhánh vẫn giữ được quy mô tăng trưởng khá cao trong huy động vốn.

Bảng 3.1. Báo cáo tình hình huy động vốn

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012

1. Huy động vốn theo đối tượng

Huy động vốn CK ĐCTC 308,00 487,00 58,12% Huy động vốn CK KHDN 358,00 588,00 64,25% Huy động vốn CK bán lẻ 2.513,00 2.842,00 13,09% 2. HĐV BQ theo đối tượng

Huy động vốn BQ CK ĐCTC 252,00 305,00 17,34% Huy động vốn BQ KHDN 546,00 335,00 -38,48%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Huy động vốn BQ bán lẻ 2.132,00 2.827,00 32,60%

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết HĐKD của BIDV năm 2013)

- Huy động vốn cuối kỳ đạt 3.917 tỷ đồng, tăng 23,10% so năm 2012 cao hơn mức tăng trưởng của BIDV(16%), hoàn thành 125,72% KH năm. Trong đó:

- HĐV bình quân đạt 3.467 tỷ đồng hoàn thành 114% KH năm được giao, tăng 18,5% so đầu năm, trong đó: Huy đó HĐV bình quân dân cư đạt 3827 tỷ đồng tăng 32,6% so năm 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thị phần huy động vốn tiếp tục được giữ vững, năm 2013 đạt ở mức 19,06%. * Cơ cấu nguồn vốn:

- Phân theo loại tiền:

Bảng 3.2. Tình hình huy động vốn từ 2012-2013 theo loại tiền

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng)

Nguồn huy động vốn ngoại tệ 220 6,91 150 3,83 -31,82% Nguồn huy động vốn VNĐ 2962 93,09 3767 96,17 27,18%

Tổng 3182 3917

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.3. Biểu đồ tình hình huy động vốn từ 2012 đến 2013 theo loại tiền

+ Nguồn vốn huy động ngoại tệ đạt 150 tỷ đồng, giảm 31,82% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 3,83% tổng nguồn vốn huy động.

+ Nguồn vốn huy động VND đạt 3.767 tỷ đồng, tăng 27,18% so với đầu năm chiếm tỷ trọng 96,17% tổng nguồn vốn huy động.

- Phân theo kỳ hạn:

Bảng 3.3. Tình hình huy động vốn từ 2012-2013 theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012

* Tổng nguồn vốn huy động 3.182,00 3.917,00 23,10% - Tiền gửi không kỳ hạn+ ON 430,00 733,00 70,47% - Nguồn vốn HĐ đến 12 tháng 1.104,00 1.652,00 49,64% - Nguồn vốn HĐ trên 12 tháng 1.648,00 1.532,00 -7,04% * Cơ cấu nguồn vốn 100% 100%

- Loại dưới 12 tháng 48,21% 60,89% 26,30% - Loại trên 12 tháng 51,79% 39,11% -24,48%

(Theo báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012 và 2013)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 1 2

Tình hình huy động vốn phân loại tiền 2012-2013

Nguồn huy động vốn VNĐ Nguồn huy động vốn ngoại tệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi qua đêm đạt 733 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 18,71% tổng nguồn vốn huy động.

+ Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 1.652 tỷ đồng, tăng 49% so với đầu năm, chiếm 42% tổng nguồn vốn huy động

+ Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 1.532 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 39,11% tổng nguồn vốn huy động

+ Theo xu hướng chung và thực tế tại BIDV nguồn vốn huy động kỳ hạn ngắn tăng và kỳ hạn >12 tháng giảm. Chi nhánh cũng không nằm ngoài xu thế chung đó, năm 2013 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm mạnh, đạt 1.532 tỷ đồng giảm 7,04% so năm 2012, chỉ chiếm tỷ trọng 39,11% tổng nguồn vốn huy động. Việc huy động nguồn vốn trung dài hạn trong năm qua là một vấn đề thực sự khó khăn.

- Phân theo khách hàng:

Bảng 3.4. Tình hình huy động vốn từ 2012-2013 theo khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012

* Tổng Nguồn vốn huy động 3.182,00 3.917,00 123,10% - TG định chế TC 311,00 487,00 56,59% - Tiền gửi TCKT 358,00 588,00 64,25% - Tiền gửi dân cư 2.513,00 2.842,00 13,09% * Cơ cấu nguồn vốn 100% 100% 100% - TG định chế TC 9,77% 12,43% 2,66% - Tiền gửi TCKT 11,25% 15,01% 3,76% - Tiền gửi dân cư 78,98% 72,56% -6,42% * Nguồn vốn huy động BQ 2.930,00 3.467,00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Huy động vốn cuối kỳ khách hàng doanh nghiệp: 588 tỷ đồng, tăng 64,25% so đầu năm, hoàn thành vượt KH được giao 19,79%. HĐV KHDN tăng chậm, thậm chí còn giảm mạnh trong giai đầu năm do hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dòng tiền từ SXKD của khách hàng luân chuyển chậm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhiều khách hàng phải sử dụng nguồn tiền gửi để trả nợ hoặc để phục vụ hoạt động SXKD và chỉ tăng mạnh trong những ngày cuối năm.

+ Huy động vốn cuối kỳ khách hàng ĐCTC: 487 tỷ đồng, tăng 58,12% so đầu năm, hoàn thành 194,57% KH giao.

+ Huy động vốn khách hàng cá nhân đạt 2.842 tỷ đồng, tăng 13,09% so đầu năm hoàn thành 108,58% KH giao. Huy động vốn cá nhân tăng mạnh trong năm do các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán chưa được cải thiện tuy nhiên về thời điểm cuối năm do chính sách lãi suất của BIDV kém cạnh tranh hơn so các ngân hàng khác nên nguồn vốn cá nhân bị sụt giảm.

- Công tác tín dụng

Hoạt động tín dụng được điều hành chủ động, linh hoạt, tuân thủ chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và BIDV. Cơ cấu, chất lượng tín dụng được kiểm soát một cách chặt chẽ theo đúng chỉ đạo của BIDV góp phần, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế.

Bảng 3.5. Tình hình công tác tín dụng năm 2012-2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Dƣ nợ 2012 Dƣ nợ 2013 Tăng/ giảm so

đầu năm

Tổng số 4.407,00 4.945,00 12,21% - Dư ngắn hạn 2.874,00 3.376,00 17,47% - Dư nợ trung dài hạn 1.533,00 1.569,00 2,35% * Dư nợ bình quân 4.125,00 4.777,00 15,81% * Dư nợ ngoại tệ 651,00 660 1,38% * Dư nợ bán lẻ 388,00 543 39,95%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên)

- Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt 4.945 tỷ đồng nằm trong giới hạn giao, tăng 12,21% so năm 2012, thấp hơn tăng trưởng chung của hệ thống BIDV(16,74%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dư nợ tín dụng bình quân đạt: 4.777 tỷ đồng, tăng 15,81% so đầu năm, trong đó dư nợ bình quân khách hàng cá nhân đạt 469 tỷ đồng tăng 57% so năm 2012, vượt KH 29%.

* Doanh số cho vay - thu nợ

Bảng 3.6. Doanh số cho vay - thu nợ 2012-2013

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu DSCV 2012 DSCV 2013 Tăng/ giảm so

đầu năm

Tổng số 12.899,00 12.773,00 -0,98% - Cho vay ngắn hạn 11.836,00 12.402,00 4,78% - Cho vay trung, dài hạn 1.063,00 371,00 -65,10%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Thái Nguyên)

- Doanh số cho vay đạt 12.773 tỷ đồng giảm nhẹ 0,98% so với năm 2012. Trong đó:

+ Doanh số cho vay ngắn hạn 12.402 tỷ đồng tăng 4,78% so với năm 2012 + Doanh số cho vay TDH 371 tỷ đồng giảm 65,1% so với năm 2012

Bảng 3.7. Doanh số thu nợ của BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu DSTN 2012 DSTN 2013 Tăng/ giảm

so đầu năm

Tổng số 11.987,00 12.235,00 2,07% - Thu nợ ngắn hạn 11.503,00 11.900,00 3,45% - Thu nợ trung, dài hạn 484,00 335,00 -30,79% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh số thu nợ đạt 12.235 tỷ, tăng 2,07% so với năm 2012. Trong đó: + Doanh số thu nợ ngắn hạn 11.900 tỷ đồng tăng 3,45% so với năm 2012. + Doanh số thu nợ TDH 335 tỷ đồng giảm 30,79% so với năm 2012. * Vòng quay tín dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Vòng quay tín dụng bình quân chung 2,56 vòng/năm thấp hơn năm 2012 là 0,56 vòng /năm.

+ Vòng quay tín dụng ngắn hạn là 3,6 vòng/năm thấp hơn năm 2012 là 0,2 vòng /năm.

* Về chất lượng tín dụng

Chi nhánh luôn tập trung đánh giá, phân tích, thẩm định đối với từng dự án, khoản vay, đồng thời kiểm soát nợ xấu đến từng danh mục khoản vay. Bởi vậy mặc dù tình hình kinh tế trong những năm gần đây có rất nhiều biến động ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng nhưng nợ xấu của chi nhánh vẫn được kiểm soát ở mức thấp (0,69%) và nợ nhóm II giảm mạnh so năm 2012.

Bên cạnh đó chi nhánh đã áp dụng các biện pháp quyết liệt nhằm xử lý nợ xấu, tận thu nợ ngoại bảng, làm lành mạnh dư nợ tín dụng.

Trong năm đã tận thu được 28,1 tỷ nợ xấu nội bảng gồm: nhóm IV 27 tỷ đồng, nhóm V 7,1 tỷ đồng.

- Kết quả phân loại nợ 31/12/2013

Bảng 3.8. Kết quả phân loại nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 2013/2012

Tổng dư nợ 4.407,00 4.945,10 12,21% Nhóm I 4.099,00 4.706,00 14,81% Nhóm II 261,00 205,00 -21,46% Nhóm III 34,00 0,00 -100,00% Nhóm IV 5,00 27,00 440,00% Nhóm V 8,00 7,10 -11,25% Tỷ trọng/tổng dư nợ 100% 100% 100% Nhóm I 93,01% 95,16% 2,15% Nhóm II 5,92% 4,15% -1,78% Nhóm III+IV+V(nợ xấu) 1,07% 0,69% -0,38%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Về cơ cấu tín dụng: - Cơ cấu theo kỳ hạn:

Bảng 3.9. Cơ cấu dƣ nợ

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Dƣ nợ 2012 Dƣ nợ 2013 2013/2012

Tổng số 4.407,00 4.945,00 12,21% - Dư ngắn hạn 2.874,00 3.376,00 17,47% - Dư nợ trung dài hạn 1.533,00 1.569,00 2,35% * Dư nợ bình quân 4.125,00 4.777,00 15,81% * Dư nợ ngoại tệ 651,00 660 1,38% * Dư nợ bán lẻ 388,00 543 39,43%

Dư nợ trung dài hạn đạt 1.569 tỷ đồng chiếm 33,8% tổng dư nợ tăng 2,35% so với năm 2012 nằm trong cơ cấu được giao. Dư nợ ngắn hạn 3.376 tỷ đồng, tăng 17,47% so năm 2012, chiếm 66,2% tổng dư nợ, tăng 0,3% về tỷ trọng so năm 2012.

- Cơ cấu theo loại tiền:

+ Dư nợ VND 31/12/2013 đạt 4.285 tỷ đồng tăng 17% so cùng kỳ, chiếm 87% tổng dư nợ.

+ Dư nợ ngoại tệ đạt 660 tỷ đồng tăng 1,38% so đầu năm, chiếm 13,35% tổng dư nợ.

- Theo đối tượng khách hàng.

+ Khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.402 tỷ đồng chiếm 89,02% tổng dư nợ. + Khách hàng cá nhân dư nợ 543 tỷ đồng chiếm 10,98% tổng dư nợ, tăng 39% so cùng kỳ.

* Thị phần tín dụng chiếm 23,4% địa bàn, tăng 5,94% so năm 2012. - Công tác dịch vụ

Bảng 3.10. Doanh thu từ cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng dịch vụ ngân sách tự động - atm tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam, chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 64)