VI. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LUẬT CẠNH TRANH
10 Vụ pháp chế, Bộ thương mại, Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp lý đa phương điều chình hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một số nườc và vùng lãnh thổ 2003, tr 209.
1.2. Xây dựng vị trí độc lập cho cơ quan quản lý cạnh tranh
Vào khoảng cuối năm 1998, k h i cấc hãng x i măng Pakistan cùng đổng thời nâng giá x i măng đóng bao thêm 7 5 % trong vòng một đêm, Cơ quan quản lý độc q u y ề n Pakistan ( M o n o p o l y Control A u t h o r i t y - M C A ) đã tiến hành điều tra và đi đến kết luận đó là hành v i của một Cartel. Sau một quá trình thoa thuận không thành công, M C A quyết định xử phạt tiền các chính phạm là các hãng lớn nhất trên thị trường, đồng thời, ra lệnh hạ giá x i măng. Tuy nhiên, thay vì t h i hành quyết định của MCA, các hãng này phản ứng bằng cách quy l ắ i cho Chính phủ đã can thiệp quá sâu vào sự vận hành tự do của thị trường. Chính phủ vì t h ế đã thuyết phục M C A khép lại vụ việc. Các hãng x i măng thống lĩnh thị trường đã thắng t h ế với hành v i phạm luật của mình trong k h i một cơ quan quản lý cạnh tranh vốn độc lập về mặt lý thuyết lại phải bó tay không thể áp dụng luật do có sự can thiệp không chính thức từ phía Chính phủ.
Đây là một ví dụ cụ thể cho thấy tẩm quan trọng của việc xây dựng một cơ quan quản lý canh tranh độc lập, không những chỉ về mặt thể c h ế m à còn cả về nhân sự, ngân sách... Đây cũng là kết quả nghiên cứu được công bố trong khuôn khổ D ự án so sánh hệ thống pháp luật và quản lý cạnh tranh giữa 7 quốc gia trong khối Thịnh vượng chung (An Độ , Pakistan, Sri Lanka, Kenya, Nam Phi, Tanzania và Zambia) do H ộ i đoàn kết và tín nhiệm người tiêu dùng CUTS (Consumer Unity and Trust Society) thực hiện. Trong giai đoạn đầu của d ự án, giai đoạn nghiên cứu về các khía cạnh thể chế, đặc điểm riêng rẽ của luật và chính sách cạnh tranh trong từng quốc gia, kết quả thăm dò cho thấy việc cơ quan quản lý cạnh tranh không có tính độc lập và quyền tự chủ là một trong các nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự kém hiệu quả thực thi luật và chính sách cạnh tranh tại các quốc gia này.
VỊ trí độc lập của cơ quan cạnh tranh giúp bảo đảm và thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính rõ ràng, minh bạch và khả năng chịu trách nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ về quá trình tuyển chọn, bổ nhiệm cũng
như đào tạo nhân sự hay tự chủ về mặt ngân sách hoạt động đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh có thực quyền cao hơn. Đây chính là bài học chung rút ra từ kinh nghiệm các quốc gia đang chuyển đổi (như đã đề cập đến ở trên) và cũng là k i n h nghiệm của các nước như Hoa Kỳ, A n h quốc, Canada, úc, Nhật Bản... nơi cơ quan quản lý cạnh tranh đều có các vễ trí độc lập và
q u y ề n tự chủ hoạt động hết sức hiệu quả.