- Thực hiện các giao dịch có điều kiện nhằm hạn chếcạnh tranh:
2. Đối tượng áp dụng
Điều 2 Luật Cạnh tranh quy định các nhóm chủ thể thuộc đôi tượng áp dụng của Luật bao gồm tổ chức kinh doanh, cá nhân kinh doanh và hiệp hội ngành nghề hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, trong đó:
- Tổ chức kinh doanh được hiểu là các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003; Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phấn, Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo Luật Doanh nghiệp năm 1999; Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã năm 2003; Doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đấ u tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấ u tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000; Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Việc quy định các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước cũng thuộc đối tượng áp dụng Luật, thể hiện về nguyên tắc chính sách của Nhà nước ta là m ọ i doanh nghiệp thuộc các thành phấn kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật.
- Cá nhân kinh doanh được hiểu là cá nhân đăng ký kinh doanh và cá nhân không đăng ký kinh doanh.
Cá nhân đăng ký kinh doanh được pháp luật quy định dưới dạng hộ kinh doanh cá thể. H ộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá m ườ i lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Cá nhân không có đăng ký kinh doanh là cá nhân tham gia hoạt dộng kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh, bao gồm những người bán hàng rong, quà vặt, làm dịch vụ có thu nhập thấp (mức thu nhập không vượt quá mức khởi điểm chịu t h u ế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập cao), hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối theo quy định của pháp luật.
- Hiệp hội ngành nghề bao gồm hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 88/2003/NĐ-CP
ngày 30 tháng 7 n ă m 2003 của Chính phủ (Nghị định Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội) và Thông tư số 01/2004/TT-BNV ngày 15 tháng Ì năm 2004 của Bộ N ộ i vụ hướng dẫn thực hiện một số điểu của của Nghị định số 88/2003/NĐ-CP. Hiệp hội ngành nghề là tổ chức tự nguyện của các thành viên, hoạt động thường xuyên nhằm h ở trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên. Sự khác nhau cơ bản giữa hiệp hội ngành hàng về hiệp h ộ i nghề nghiệp thể hiện ở chở: hiệp h ộ i ngành hàng là tổ chức tự nguyện của các thành viên cùng kinh doanh mặt hàng tương tự nhau, còn hiệp hội nghề nghiệp là tổ chức tự nguyện của các thành viên có cùng nghề nghiệp. Tuy nhiên, không phải tất cả các Hiệp hội ngành nghề đều có thể trờ thành đối tượng áp dụng của Luật Cạnh tranh m à chỉ có các Hiệp h ộ i ngành nghề tham gia hoạt động kinh doanh, cạnh tranh trên thị trường mới thuộc đối tượng áp dụng của Luật.
n. KIỂM S O Á T H À N H VI HẠN C H Ê C Ạ N H TRANH 1. Thoa thuận hạn chế cạnh tranh