Cơ QUAN QUẢN LÝ CẠNH TRANH, HỘI ĐỔNG CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu Luật cạnh tranh việt nam năm 2004 và những giải pháp nhằm áp dụng luật có hiệu quả trong thực tiễn (Trang 53 - 56)

TRANH

1. Cơ quan quản lý cạnh tranh

1.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh

Khoản 2 Điều 49 Luật Cạnh tranh quy định những nhiệm vụ, quyền hạn chủ y ế u của cơ quan quản lý cạnh tranh như sau:

- K i ể m soát quá trình tập trung kinh t ế theo quy định của Luật Cạnh tranh, bao gồm kiểm soát quá trình sáp nhập, hợp nhất, mua lại, liên doanh giữa các doanh nghiệp

- Thụ lý hổ sơ đề nghị hường miễn trừ đối với các hành v i thoa thuận hạn c h ế cạnh tranh và tập trung kinh tế; xác định thoa thuận hạn c h ế cạnh tranh, tập trung kinh tế thuảc các trường hợp cho phép hay không cho phép; trên cơ sở đó, đề xuất ý kiến để Bả trưởng Bả Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Điều tra tất cả các vụ việc cạnh tranh, bao gồm cả hành v i hạn c h ế cạnh tranh và hành v i cạnh tranh không lành mạnh. Đây được coi là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý cạnh tranh. Đố i với vụ việc liên quan đến hành v i hạn c h ế cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh có thẩm quyền điều tra và đưa ra các kết luận, còn thẩm quyền xử lý thuảc H ả i đổng cạnh tranh.

- X ử lý, xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật. Loại hành v i v i phạm cũng như thẩm quyền, thủ tục xử phạt được Chính phủ quy định chi tiết Nghị định số 120/2005/NĐ-CP Quy định chi tiết về xử lý v i phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (Nghị định số 120).

1.2. Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và điều tra viên vụ việc cạnh tranh

1.2.1 Thù trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

Điều 50 Luật Cạnh tranh quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh và quy định trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc thẩm quyền của Thủ tưầng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn sau: nhóm nhiệm vụ, quyền hạn vầi tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh.

- V ầ i tư cách là người đứng đầu cơ quan quản lý cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo cơ quan quản lý cạnh tranh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này, bao gồm: kiểm soát quá trình tập trung kinh tế, thụ lý hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ; đề xuất ý k i ế n để Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định hoặc trình Thủ tưầng Chính phủ xem xét, quyết định; điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành v i hạn c h ế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh; xử lý, xử phạt các hành v i cạnh tranh không lành mạnh.

- K h i thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 76 Luật Cạnh tranh.

1.2.2. Điêu tra viên vụ việc cạnh tranh

Điều tra viên vụ việc cạnh tranh là một chức danh tố tụng cạnh tranh do Bộ trưởng Bộ Thương mại bổ nhiệm theo đề nghị của Thù trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Điểu tra viên có nhiệm vụ điều tra vụ việc cạnh tranh 47

theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan quân lý cạnh tranh và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh về những quyết định của mình. K h i tiến hành tố tụng vụ việc cạnh tranh cụ thể, điều tra viên có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 77, 78 Luật Cạnh tranh.

Điều 52 Luật Cạnh tranh quy định điều kiện để một người có thể được bổ nhiệm làm điều tra viên là: ( i ) C ó phựm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan; (ii) Có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; ( i i i ) C ó thời gian công tác thực tế ít nhất năm năm thuộc một trong các lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế, tài chính; ( i v ) Được đào tạo, bổi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ điều tra.

2. Hội đồng cạnh tranh

2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đổng cạnh tranh

H ộ i đồng cạnh tranh là cơ quan do Chính phủ thành lập. H ộ i đồng cạnh tranh có từ m ườ i một đến m ườ i lăm thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Nhiệm vụ của H ộ i đồng cạnh tranh là tổ chức xử lý, giải quyết k h i ế u nại đối với các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành v i hạn c h ế cạnh tranh (bao gồm hành vi thoa thuận hạn chế cạnh tranh, hành v i lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyển và tập trung kinh tế).

Mặc dù có sự phân biệt trách nhiệm giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và H ộ i đồng cạnh tranh, song giữa hai cơ quan này có m ố i quan hệ hữu cơ. Việc điều tra của cơ quan quản lý cạnh tranh về vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành v i hạn c h ế cạnh tranh là cơ sở pháp lý quan trọng để H ộ i đổng cạnh tranh có thể xử lý theo Luật định.

2.2. Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh và thành viên Hội đồng cạnh tranh

Theo Điều 54 Luật Cạnh tranh, Chủ tịch H ộ i đồng cạnh tranh được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trong số thành viên của H ộ i đồng cạnh tranh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại.

Chủ tịch H ộ i đổng cạnh tranh có hai nhóm nhiệm vụ, quyền hạn: nhóm nhiệm vụ, quyền hạn với tư cách là người đứng đầu H ộ i đồng cạnh tranh và nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể trực tiếp tiến hành tố tụng cạnh tranh.

V ớ i tư cách là người đứng đầu H ộ i đổng cạnh tranh, Chủ tịch H ộ i đổng cạnh tranh chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động của H ộ i đồng cạnh tranh nhằm xử lý các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành v i hạn c h ế cạnh tranh và giải quyết k h i ế u nại theo quy định của pháp luật. Chủ tịch H ộ i đồng cạnh tranh có trách nhiệm thành lập H ộ i đồng xử lý vụ việc cạnh tranh gồm ít nhựt năm thành viên, trong đó có một thành viên làm Chủ toa phiên điều trần để giải quyết từng vụ việc cạnh tranh cụ thể.

Khi thực hiện chức năng tiến hành tố tụng cạnh tranh, Chủ tịch H ộ i đồng cạnh tranh có nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 79 Luật Cạnh tranh.

Điều 55 Luật Cạnh tranh quy định một người được bổ nhiệm làm thành viên H ộ i đồng cạnh tranh cần có đủ các tiêu chuẩn là: (i) C ó phẩm chựt đạo đức tốt, trung thực, khách quan, có tinh thần bảo vệ pháp c h ế xã hội chủ nghĩa; ( l i ) C ó trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế, tài chính; (Ui) C ó thời gian công tác thực tế ít nhựt là chín năm thuộc một trong các lĩnh vực pháp luật hoặc kinh tế, tài chính; (iv) C ó khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu Luật cạnh tranh việt nam năm 2004 và những giải pháp nhằm áp dụng luật có hiệu quả trong thực tiễn (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)