VI. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ LUẬT CẠNH TRANH
1. Những giải pháp về phía Nhà nước
/./. Chỉnh lý và hoàn thiện một số nội dung của Luật Cạnh tranh 1.1.1. Nêu rõ mục tiêu chỉ đạo việc ban hành và thực thi Luật Cạnh tranh
M ộ t thực tiễn phổ biến tại nhiều quốc gia trên t h ế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển là việc nêu rõ các mục tiêu chỉ đạo việc ban hành và thực thi Luật trong lời m ở đẫu hoặc trong các điều khoản của chương
đầu tiên về các quy định chung. Chương ì Luật mẫu về cạnh tranh cùa Tổ chức thương mại và phát triển Liên hợp quốc ( U N C T A D ) đã nêu rõ mục
đích và mục tiêu của luật là: "Nhằm kiểm soát hay xoa bỏ thoa thuận hạn
chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, việc sáp nhập, mua lại và hành vì lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường làm cản trở khả năng gia nhập thị trường hoặc cản trở cạnh tranh một cách không hợp lý, làm phương hại đến sứ phát triển kinh tế, thương mại trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế" 9
Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc cũng quy định cụ thể tại Điều Ì chương ì "Mục đích của luật nhằm khuyến khích cạnh tranh kinh tế tứ do và lành mạnh bằng việc cấm lạm dụng vị trí thốnglĩnh và tập trung sức mạnh kinh tế quá mức luật pháp cho phép và bằng việc điều chỉnh những hành động thông đồng không chính đáng và các hành vi thương mại không lành mạnh, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh sáng tạo, bảo vệ người tiêu dùng, đẩy mạnh sứ phát triển cản đối của nền kinh tế"10
.
Việc xác định rõ mục tiêu ban hành và thực thi luật sẽ có tác dụng định
hường cho việc giải thích và áp dụng các điều khoản cụ thể trong quá trình thực thi cũng như giúp tạo điểu kiện cho việc soạn thảo và ban hành các văn
bản hường dẫn thi hành. Đặc biệt đối vời Luật Cạnh tranh, trong các trường hợp miễn trừ các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc các hoạt động tập trung kinh tế bị cấm, các mục tiêu này sẽ là cơ sở chỉ đạo cho việc cân nhắc, đưa ra quyết định, cũng như công tác giải thích luật. Trong trường hợp xuất hiện các kiểu hành v i cạnh tranh mời chưa được quy định cụ thể trong Luật hoặc phát sinh tình huống ngoài dự liệu của các nhà soạn thảo Luật và các cơ quan hường dẫn thi hành thì các mục tiêu đã được nêu rõ như kể trên sẽ giúp cho việc áp dụng Luật được dễ dàng, có căn cứ và có tính thuyết phục hơn. 9
Vụ pháp chế, Bộ thương mại, Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp lý da phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và luật cạnh tranh của một số nườc và vùng lãnh thổ, 2003, tr. 28.