TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI (TBT) TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN CHUNG

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 47 - 49)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.3.TIẾN TRÌNH ĐÀM PHÁN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI (TBT) TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN CHUNG

THƢƠNG MẠI (TBT) TRONG KHUÔN KHỔ ĐÀM PHÁN CHUNG CỦA VIỆT NAM

Như đã trình bày ở trên, Việt Nam đã chính thức nộp đơn xin gia nhập WTO từ ngày 4/1/1995 và ngày sau đó ngày 31/1/1995 Ban Công tác về việc Việt Nam xin gia nhập WTO được thành lập với Chủ tịch Ban Công tác

là ngài Ho Cheung (quốc tịch Hàn Quốc). Tuy nhiên, hoạt động đàm phán liên quan tới vấn đề Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) chỉ được thực chất tiến hành từ Phiên đàm phán 6 vào năm 2003, các quốc gia thành viên WTO (thông qua Ban Thư ký WTO) bắt đầu chuyển các câu hỏi chính thức về rào cản kỹ thuật trong thương mại (thuật ngữ đàm phán được thể hiện dưới tên: Standards and Conformity) tới Việt Nam. Các câu hỏi tập trung vào các vấn đề làm sáng tỏ chính sách quản lý chất lượng, cơ chế kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu/ lưu thông trong nước, hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam, mức độ tiếp cận và hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế, quy trình và thủ tục pháp lý về công nhận, chứng nhận, kiểm tra, thử nghiệm chất lượng hàng hoá XNK, hệ thống quản lý chất lượng tại Việt Nam, các MRA song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết. Các câu hỏi (khoảng trên 70 câu hỏi) chủ yếu đến từ EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Newzealand ...

Do đặc thù riêng của rào cản kỹ thuật, nên các phiên đàm phán TBT của Việt Nam thường được WTO sắp xếp tiến hành đồng thời với đàm phán về SPS (gọi chung là đàm phán TBT/SPS).

Cho đến cuối tháng 10/2005, Việt Nam đã tiến hành 5 đợt đàm phán TBT/SPS với WTO, được diễn ra vào các thời điểm sau:

- Ngày 26/6/2000

- Ngày 31/10/2002

- Ngày 23/4/2004

- Ngày 11/10 2004

- Ngày 13/5/2005

Trải qua 5 vòng đám phán TBT, nhìn chung là tương đối thuận lợi, vì những vấn đề lớn nhất như xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với hướng dẫn quốc tế của ISO, nâng cao mức độ tiếp cận và hài hoá với

tiêu chuẩn quốc tế, thiết lập một cơ chế chứng nhận, kiểm tra chất lượng hàng hoá XNK minh bạch và phù hợp thông lệ quốc tế, thực hiện Quy chế xây dựng – ban hành - áp dụng tiêu chuẩn theo Phụ lục 3 Hiệp định WTO- TBT, thiết lập Điểm Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về TBT… . Việt Nam đều đã tự nguyện đáp ứng trước hoặc cam kết sẽ thực hiện với lộ trình cụ thể. Tuy nhiên chúng ta gặp phải một bất lợi là chúng ta nêu những khó khăn của Việt Nam như là quốc gia đang phát triển, đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, thu nhập GDP thấp, cơ sở hàng tầng kỹ thuật còn yếu kém, chưa đồng bộ, nên đề nghị WTO cho phép Việt Nam được hưởng ân hạn 3 năm sau khi gia nhập WTO mới phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo Hiệp định WTO-TBT (ân hạn này WTO đã dành cho Nêpal và Căm Pu Chia), nhưng các đối tác đàm phán không đồng ý, một số thành viên WTO khu vực Châu Mỹ như Hoa Kỳ, Brazil và Achentina … đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị này và yêu cầu Việt Nam phải thực thi đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại Hiệp định WTO-TBT ngay khi trở thành thành viên chính thức của WTO.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 47 - 49)