Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 62 - 65)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.4.3.2.Hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng

Nhiều hàng sản xuất trong nước và các hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản đều phải qua khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Việc đáp ứng các

yêu cầu kỹ thuật trong các tiêu chuẩn này có thể là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một hợp đồng bán hàng vào thị trường Nhật.

Hệ thống tiêu chuẩn điều chỉnh chất lượng hàng hoá tại Nhật Bản chia ra làm hai loại: tiêu chuẩn tự nguyện và tiêu chuẩn bắt buộc.

Để dán một dấu chứng nhận chất lượng bắt buộc hay một dấu chứng nhận chất lượng tự nguyện cần phải theo sự hướng dẫn của cơ quan thẩm quyền, và có thể cần phải có sự kiểm định của nhà máy để đánh giá một cách chính xác công việc đảm bảo chất lượng tại cơ sở.

Đối với hàng hoá thuộc diện điều chỉnh của các tiêu chuẩn bắt buộc thì phải ghi nhãn phù hợp khi được vật chuyển sang Nhật để khai quan. Nội dung tiêu chuẩn bắt buộc, trong nhiều trường hợp, không chỉ điều chỉnh tới chất lượng của sản phẩm đó mà còn quy định những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc đóng gói, mã số mã vạch, dán nhãn, kiểm tra, vận chuyển, lưu kho, lắp đặt… .

Cơ sở khoa học kỹ thuật cho việc dựng lên các hàng rào kỹ thuật tại Nhật Bản là hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật và các phương thức chứng nhận chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu.

- Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standard - JIS) Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) là cơ quan thẩm quyền quản lý và cấp mã hiệu tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS), nó gồm trên 8500 tiêu chuẩn và được áp dụng đối với trên 1000 chủng loại sản phẩm công nghiệp khác nhau. Việc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn JIS dựa trên quy định tại Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp ban hành từ năm 1946. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn JIS có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty nước ngoài khi tham gia đấu thầu các hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ có nguồn vốn từ Chính phủ Nhật. Các sản phẩm áp dụng tiêu chuẩn

JIS sẽ được cấp Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản – JIS. Theo quy định tại Điều 26 Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp, tất cả các cơ quan chính phủ Nhật Bản phải ưu tiên đối với hàng hoá được đóng dấu chất lượng JIS khi mua sắm hàng hoá, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan đó.

- Tiêu chuẩn Nông nghiệp Nhật Bản (Japanese Agricultural Standard – JAS) Bên cạnh hệ thống tiêu chuẩn công nghiệp JIS, Nhật Bản còn có hệ thống tiêu chuẩn nông nghiệp được hình thành, phát triển trên cơ sở Luật Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản – JAS. Tiêu chuẩn JAS quy định các chỉ tiêu về chất lượng, đưa ra các quy tắc về ghi nhãn chất lượng, đóng dấu các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn JAS. Đây là cơ sở kỹ thuật để các cơ quan quản lý Nhật Bản ngăn chặn, kiểm soát các sản phẩm nông nghiệp từ bên ngoài nhập vào thị trường Nhật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng dựa trên dấu chất lượng JAS để lựa chọn các thực phẩm thích hợp.

Theo thông báo của Bộ Thương mại Việt Nam, từ năm 2007, rau quả Việt Nam xuất sang Nhật có thể sẽ gặp khó khăn do nước này chuẩn bị áp dụng quy định mức giới hạn tối đa hoá chất (MRL) đối với thực phẩm nhập khẩu. Mức MRL dự kiến áp dụng lần này sẽ tập trung vào dư lượng thuốc trừ sâu (Tolfenpyrad) và thuốc diệt nấm (Cyazofamid). Các thực phẩm nhập khẩu nếu vi phạm quy định mới về MRL này sẽ không được phép đưa vào thị trường. Hiện tại Nhật đã ban hành mức giới hạn tối đa hoá chất đối với 242 chất hoá học. Riêng lần này sẽ áp dụng cho 25 mặt hàng (đối với thuốc trừ sâu) và 19 mặt hàng (với thuốc diệt nấm). Nhật đang lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về thời điểm cụ thể áp dụng những rào cản mới này.

Quy định MRL lần này đối với dư lượng thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc diệt nấm nghiêm ngặt hơn nhiều so với quy định năm 2003. Ngoài mục đích bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng, Nhật còn nhắm đến việc bảo hộ nông sản trong nước, nhất là trong bối cảnh các vòng đàm phán WTO theo chương trình nghị sự Doha về hạn chế trợ cấp và giảm thuế đối với lĩnh vực nông sản đang đạt được nhiều tiến bộ.

Hiện nay, Việt Nam xuất khẩu rất ít các loại rau và quả sang Nhật, tổng cộng khoảng 2 tỷ yen (tương đương 15,5 triệu USD)/ năm.

(Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn - 24/10/2005)

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 62 - 65)