Một số đề xuất về hƣớng triển khai Hiệp định WTO/TBT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 86 - 89)

- Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của Ban thƣ ký WTO

3.5.3.Một số đề xuất về hƣớng triển khai Hiệp định WTO/TBT tại Việt Nam

phương (Hoa Kỳ, Úc, Argentina …) yêu cầu Việt Nam phải triển khai ngay Hiệp định WTO-TBT sau khi gia nhập (trong khi đó, Campuchia và Nêpan được hưởng 3 năm quá độ trước khi thực hiện đầy đủ nội dung Hiệp định, tính từ khi gia nhập WTO).

3.5.3. Một số đề xuất về hƣớng triển khai Hiệp định WTO/TBT tại Việt Nam Nam

- Nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về rào cản kỹ thuật của Việt Nam cho phù hợp với tiêu chuẩn của WTO. Đặc biệt là dự Luật Tiêu chuẩn hoá cần phải bám sát tinh thần, nguyên tắc cơ bản của Hiệp định WTO-TBT, trong đó cần lưu ý đến Phụ lục 3 của Hiệp định WTO- TBT quy định về xây dựng, ban hành và áp dụng tiêu chuẩn cũng như vấn đề minh bạch hoá.

- Sớm xây dựng các Luật Ghi nhãn Hàng hoá, Luật Kiểm dịch động - thực

vật, Luật Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên cơ sở tham khảo luật pháp của các thành viên WTO.

- Nghiên cứu, định hướng lại kế hoạch, chiến lược ký kết, triển khai MRA cho thời gian trung và dài hạn (nên dành ưu tiên ký kết, triển khai các

MRA song phương thực chất hơn như với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Niu Zi Lân, Ấn Độ...).

- Cơ cấu lại hệ thống tiêu chuẩn của Việt Nam theo hướng chỉ còn hai cấp tiêu chuẩn (tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở), hệ thống này đáp ứng được cơ chế kinh tế thị trường và cũng phù hợp với mô hình của nhiều nước phát triển trên thế giới.

- Cải tổ lại hệ thống chứng nhận theo hướng khuyến khích các tổ chức giám định, tổ chức chứng nhận tư nhân tham gia vào hoạt động kiểm tra nhà nước chất lượng hàng hoá XNK. Làm rõ và tách chức năng quản lý hành chính ra khỏi các trung tâm kỹ thuật kiểm tra chất lượng hàng hoá XNK nằm trong các bộ quản lý chuyên ngành, hướng tới các tổ chức này phải thành lập lại và hoạt động theo Luật Thương Mại, Luật Doanh nghiệp.

- Chính phủ sớm ban hành một Quy chế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ quản lý liên quan trong việc tiếp nhận, xử lý, thông báo thông tin về rào cản TBT và cơ chế xử lý các loại hình rào cản TBT. Trên cơ sở đó thành lập một Hội đồng quốc gia về TBT (tham khảo mô hình này ở Thái Lan, Malaysia) trong đó có đại diện của tất cả các bộ quản lý chuyên ngành về TBT. Chính phủ sẽ phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các thành viên Hội đồng, tạo ra cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa các bộ, ngành trong vận hành cơ chế TBT của Việt Nam để có các đối sách linh hoạt, biện pháp xử lý kịp thời đối phó các rào cản kỹ thuật do nước ngoài dựng lên cản trở hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam.

- Nâng cao chất lượng và minh bạch hoá công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và hài hoà tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.

- Tăng cường năng lực các phòng thử nghiệm trọng điểm nhằm thúc đẩy xuất khẩu, trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực mũi nhọn xuất khẩu như hàng nông sản, thuỷ sản, dệt may, da giầy, đồ gỗ, điện - điện tử dân dụng.

- Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Thông báo và hỏi đáp quốc gia về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại. Hình thành một mạng lưới cảnh báo về TBT sâu rộng từ trung ương đến các tỉnh, thành phố kinh tế trọng điểm, nhằm cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp XNK kịp thời ứng phó, giảm nhẹ rủi ro khi xuất khẩu hàng hoá tới các thị trường liên quan.

KẾT LUẬN

Hiện nay, Chính phủ đang đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO. Theo đánh giá của các chuyên gia pháp lý về WTO, việc Việt Nam hoàn thành đàm phán song phương với EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Mêxicô và thúc đẩy đàm phán với Hoa Kỳ sẽ đẩy nhanh tiến trình đàm phán để sớm gia nhập tổ chức này vào thời gian sớm nhất. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay với chung ta, như Phó thủ tướng Vũ Khoan – Chủ tịch Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế đã cảnh báo, là phải sớm chuẩn bị ngay từ bây giờ những các công việc “hậu WTO”; trong đó việc tiến hành các công việc chuẩn bị để triển khai Chương trình hành động quốc gia thực hiện Hiệp định WTO/TBT là một yêu cầu quan trọng.

Gia nhập WTO là xu thế tất yếu, vấn đề là ở chỗ, Việt Nam cần chuẩn bị tốt các điều kiện về mọi mặt nhằm tranh thủ, phát huy được các cơ hội, vượt qua các khó khăn, thách thức, đồng thời vẫn giữ vững được bản sắc dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Với việc nghiên cứu sâu các nội dung quy định tại Hiệp định WTO/TBT, tiếp cận kinh nghiệm thực tiễn của một số thành viên WTO trong việc triển khai Hiệp định này; hy vọng Luận văn này sẽ là một đề tài thiết thực, đưa ra được một số ý kiến, đề xuất nhỏ, đóng góp vào công tác chuẩn bị "Hậu WTO" của Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) (Trang 86 - 89)