Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 91)

- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên

3.3.5. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán

các tình huống hay thực hiện một số công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán, do đặc điểm riêng của thị trường chứng khoán là giá cả thường xuyên biến động nên việc tư vấn về giá trị chứng khoán rất khó khăn, đồng thời có thể xảy ra nhiều mâu thuẫn về lợi ích. Pháp luật các nước đã đề ra những quy định rất cụ thể thậm chí áp dụng tiền ký quỹ đối với tổ chức tư vấn đầu tư và đối với ngay chuyên gia tư vấn.

Do vậy, Nhà nước cần sớm ban hành những quy định chặt chẽ để quản lý hoạt động nghiệp vụ này. Đồng thời cần sớm bổ sung các quy định trong quy trình giao dịch chứng khoán, đặc biệt là bổ sung các quy định về nhập lệnh của khách hàng, của nhân viên công ty và lệnh tự doanh vào hệ thống giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán. Đây chính là biện pháp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cá nhân khi sử dụng nghiệp vụ này của công ty chứng khoán.

3.3.5. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp trên thị trường chứng khoán chứng khoán

Điều 131 Luật Chứng khoán quy định: "Tranh chấp phát sinh trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam có thể được giải quyết thông qua thương lượng hòa giải hoặc yêu cầu trọng tài hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật".

Tuy nhiên, các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn rất đa dạng vì vậy cần xác định rõ thế nào là tranh chấp trên thị trường chứng khoán. Việc xác định "nội hàm" tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng vì giúp cơ quan áp dụng pháp luật thuận lợi hơn trong việc giải quyết tranh chấp. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về tranh chấp trên thị trường chứng khoán, cụ thể có quan điểm cho rằng, "tranh chấp về chứng khoán không chỉ có tranh chấp về mua, bán

chứng khoán mà còn có tranh chấp về sở hữu, phát hành, về quản lý, về giám sát...".

Mặt khác, có ý kiến cho rằng tranh chấp trên thị trường chứng khoán gồm tranh chấp xảy ra trong giai đoạn phát hành; tranh chấp ngoài thị trường tập trung và tranh chấp tại thị trường tập trung, cụ thể là:

- Tranh chấp xảy ra trong giai đoạn phát hành.

Tranh chấp xảy ra trong giai đoạn này rất đa dạng, có thể liên quan đến các chủ thể tham gia vào việc phát hành chứng khoán ra công chúng, hoặc liên quan đến việc mua, bán chứng khoán của nhà phát hành với các cổ đông hiện hữu, tranh chấp đối với chứng khoán phát hành riêng lẻ. Những hoạt động như tư vấn phát hành, bảo lãnh phát hành... đều có thể xảy ra tranh chấp. Thực tế cho thấy rằng, ngay trong giai đoạn này, nếu không quy định cụ thể và không xác định đây là tranh chấp trên thị trường chứng khoán sẽ gây thiệt hại cho các nhà đầu tư cá nhân.

- Tranh chấp trên thị trường phi tập trung (OTC).

Hiện nay, quy mô thị trường OTC của nước ta tăng trưởng khá nhanh và từ khi thị trường chứng khoán ra đời, thị trường này luôn lớn hơn thị trường chính thức. Đây là một rủi ro cho các nhà đầu tư cá nhân vì các doanh nghiệp có giao dịch cổ phiếu OTC không chịu sự kiểm soát chặt chẽ như các doanh nghiệp niêm yết. Các giao dịch tại thị trường này hiện nay không có chuẩn mực nào do đó độ rủi ro và nguy cơ xảy ra trách chấp là rất lớn.

- Tranh chấp tại thị trường tập trung.

Trong quá trình thực hiện giao dịch tại thị trường, nhiều loại tranh chấp có thể xảy ra. Những tranh chấp này có thể liên quan đến thời gian thanh toán, quyền sở hữu đối với tiền hoặc chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân và công ty chứng khoán...

Xác định những loại tranh chấp cơ bản của thị trường chứng khoán để từ đó có căn cứ pháp lý thống nhất trong quá trình giải quyết. Điều này sẽ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp của nhà đầu đầu tư cá nhân.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, một vấn đề quan trọng cần phải làm rõ là phải xác định thời điểm phát sinh tranh chấp. Vì việc xác định thời điểm phát sinh tranh chấp có ý nghĩa quan trọng, gắn với quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan; đồng thời là cơ sở để xác đình thời hiệu tố tụng.

Do tranh chấp trên thị trường chứng khoán còn là lĩnh vực mới mẻ và phức tạp cho nên Nhà nước cần sớm ban hành văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động này để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)