- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên
3.3.6. Hoàn thiện các quy định pháp luật về quản trị công ty
Quản trị công ty là một hệ thống, thông qua đó, công ty được định hướng điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyền lợi của nhà đầu tư người lao động và những người điều hành công ty. Quản trị công ty đề ra cách phân chia quyền hạn và nghĩa vụ giữa các nhóm lợi ích trong một công ty bao gồm cổ đông Hội đồng quản trị ban giám đốc và các bên có lợi ích liên quan như người lao động nhà cung cấp (đặc biệt là nhà cung cấp tài chính). Mục đích chính của quản trị công ty cần được xác định là để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư cổ đông và đảm bảo hài hoà giữa các nhóm lợi ích trong công ty. Các quy định của quản trị công ty chủ yếu liên quan đến Hội đồng quản trị các thành viên Hội đồng quản trị và ban giám đốc chứ không liên quan đến việc điều hành công việc hàng ngày của công ty. Quản trị công ty tốt sẽ có tác dụng làm cho các quyết định và hành động của ban giám đốc thể hiện đúng ý chí và đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư cổ đông và những người có lợi ích liên quan.
Nhận thức được vị trí, vai trò của quản trị công ty trong việc xây dựng và phát triển bền vững Thị trường chứng khoán nước ta, Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Chứng khoán 2006 đã cố gắng thể hiện những yêu cầu của quản trị
công ty hiện đại, trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 12/2007/QĐ- BTC ngày 13 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính ban hành quy chế quản trị công ty đại chúng niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán. Đây được coi là nỗ lực lớn của Nhà nước trong việc thiết lập thị trường theo hướng minh bạch, song nền kinh tế thị trường nước ta mới vận hành được hơn 20 năm. Sức mạnh của các Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá cũng chưa thể xây dựng được khung quản trị công ty thật sự hiệu quả.
Trong khi đó, vấn đề giám sát thông tin của các cổ đông chưa thật sự đạt hiệu quả thông qua đại hội đồng cổ đông. Về địa vị pháp lý, đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền cao nhất trong công ty, quyết định những vấn đề quan trọng nhất của công ty. Song trên thực tế, các cổ đông chưa thật sự hiểu và sử dụng các quyền của mình tại Đại hội đồng cổ đông, đặc biệt là quyền chất vấn, yêu cầu người quản trị công ty phải trả lời về những vấn đề mà mình quan tâm.
Đối với nước ta, khái niệm quản trị công ty hầu như vẫn còn tương đối xa lạ với cả giới hoạch định chính sách cũng như những người nghiên cứu pháp lý. Chúng ta cũng đã phải trả giá quá đắt từ hậu quả của quản trị công ty yếu kém, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước, chẳng hạn như vụ Tập đoàn Vinashin đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để mua tàu trở khách du lịch đường biển nhưng lại không sử dụng được. Hay tại sao một số cán bộ quản lý doanh nghiệp trong ngành dầu khí lạm dụng quyền lực để chia nhau hàng triệu đôla mà không sớm được phát hiện? Hoặc tại sao Tập đoàn Bưu chính-Viễn thông Việt Nam sai phạm trong tính chi phí viễn thông, trong đầu tư, mua sắm thiết bị… và khi lợi nhuận thu được quá lớn thì ông Chủ tịch Hội đồng quản trị giật mình không biết chúng ở đâu ra đành tìm cách phân tán chúng tránh nộp thuế và lợi nhuận vào Ngân sách nhà nước…? Để bảo đảm hiệu quả pháp luật về quản trị công ty trong trong mối
- Coi việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi thực hiện việc niêm yết trên Thị trường chứng khoán;
- Các công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán phải thường xuyên báo cáo việc tuân thủ các quy định về quản trị công ty và báo cáo cho Sở Giao dịch chứng khoán những thay đổi về nhân sự của công ty một cách kịp thời;
- Khi thiết kế Điều lệ công ty, quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, người quản lý công ty và Ban kiểm soát công ty phải xác định rõ nội dung, thẩm quyền và cơ chế phối hợp trong việc thực hiện các nhiệm vụ về quản trị công ty; nội dung và phương pháp phối hợp giữa các bộ phận trong công ty khi giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình.
- Các công ty tự mình hoặc dưới sự trợ giúp, tư vấn của các chuyên gia khẩn trương rà soát hệ thống quản trị công ty của mình nhằm phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng, những điểm chưa hợp lý từ đó đề ra biện pháp khắc phục. Nâng cao vị trí, vai trò của cổ đông – chủ sở hữu công ty trong việc đề xuất các yêu cầu quản trị công ty, nhất là việc thực hiện quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động của người quản trị công ty.
- Nâng cao vai trò của người quản trị công ty trong hoạt động công bố thông tin trên Thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Bên cạnh việc gắn trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát thông qua việc nắm giữ trị giá cổ phần tại công ty, thì việc ban hành bộ quy tắc đạo đức của nhà quản trị doanh nghiệp cũng rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.