Hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên

3.3.2. Hoàn thiện các quy định về thanh tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán

phạm hành chính trong giao dịch chứng khoán

Công tác thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Mục tiêu của công tác này là nhằm mục

 Bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư cá nhân nói riêng.

 Đảm bảo cho thị trường chứng khoán hoạt động công bằng và có hiệu quả.

 Giảm thiểu rủi ro và ngăn chặn những rủi ro dẫn đến rủi ro hệ thống. Thực tế trong hoạt động giao dịch, kinh doanh chứng khoán, công tác kiểm tra, giám sát thị trường thời gian qua đã phát hiện nhiều vụ việc vi phạm tại công ty chứng khoán như: không đảm bảo số dư chứng khoán và tiền trong tài khoản của khách hàng trước khi nhập lệnh mua - bán chứng khoán của khách hàng hay thực hiện lệnh tự doanh của công ty; không tuân thủ quy trình sửa lỗi giao dịch theo quy định... Nhưng tất cả những hành vi này hiện nay đều chưa có chế tài xử lý. Pháp luật cũng quy định cho phép công ty chứng khoán được thực hiện bán khống, cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về các hoạt động này. Vì vậy, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm cũng chưa được pháp luật quy định rõ ràng.

Bên cạnh đó, cần nâng cao tính cưỡng chế thực thi trong việc xử lý các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hiện nay, mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm còn thấp, chưa đủ sức răn đe. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán hiện nay là 70 triệu đồng. Trước thực tế đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2008, trong đó quy định nâng mức phạt tiền đối với các vi phạm pháp luật về chứng khoán lên tối đa là 500 triệu đồng. Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng để nâng mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Tuy nhiên, việc nâng mức phạt tiền cần đảm bảo phù hợp với tính chất và mức độ của hành vi vi phạm và quan trọng nhất là phải đảm bảo tính khả thi, áp dụng được trong thực tiễn xử lý vi phạm...

Trong thời gian tới, việc nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật Hình sự các tội danh về chứng khoán và TTCK là rất cần thiết, nhưng việc xây dựng các tội danh này cần phải đảm bảo nguyên tắc hạn chế đến mức thấp nhất việc hình sự hoá các quan hệ về kinh tế…

Hoàn thiện hệ thống giám sát thị trường, xác định rõ tiêu chí, phân định trách nhiệm giám sát đối với các mảng hoạt động của thị trường. Chức năng giám sát hiện nay được phân định cho các đơn vị thuộc Uỷ ban theo thẩm quyền quản lý đối với từng mảng hoạt động của thị trường. Tuy nhiên, việc phân định chức năng giám sát giữa các đơn vị còn chưa rõ ràng, đôi lúc còn chồng chéo; cơ chế phối hợp trong hoạt động giám sát còn thiếu và yếu. Hoạt động giám sát các giao dịch trên thị trường chưa áp dụng công nghệ giám sát tự động nên hiệu quả chưa cao.

Chú trọng phát triển đội ngũ làm công tác thanh tra, giám sát; nâng cao thẩm quyền, tạo vị trí, vai trò "độc lập" của thanh tra trong việc thực thi nhiệm vụ. Thực tế hiện nay, thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán ở Việt Nam là khá hạn chế. Để đảm bảo khả năng điều tra, xử lý các hành vi giao dịch nội gián và thao túng trên thị trường, các chuyên gia nước ngoài đều đưa ra các khuyến nghị về việc mở rộng thẩm quyền cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, theo đó Uỷ ban phải có quyền chất vấn những người mà xét thấy có hành vi lạm dụng thị trường, cũng như những người mà xét thấy có thông tin liên quan về các trường hợp bị nghi ngờ có hành vi lạm dụng thị trường. Hơn nữa, ủy ban phải có các quyền tìm kiếm bằng chứng và nắm giữ tài liệu cần thiết cho việc điều tra về các trường hợp lạm dụng thị trường. Pháp luật cũng cần phải mở rộng thời hạn thanh tra, kiểm tra để cơ quan này có thể thực thi được nhiệm vụ, đặc biệt trong trường hợp các vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng đòi hỏi phải tiến hành thanh tra, kiểm tra sâu rộng mới xác định được hành vi vi phạm.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)