Giao dịch nội gián

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 55)

- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên

2.3.1. Giao dịch nội gián

- Giao dịch nội gián là một hay nhiều nhà đầu tư nào đó lợi dụng việc nắm được thông tin từ trong nội bộ của Công ty đang phát hành để mua hoặc bán cổ phiếu của công ty nhằm thu lợi cho mình, làm ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu đó trên thị trường.

- Giao dịch nội gián được xem là hành vi lợi dụng vì người có được thông tin bên trong sẽ có lợi thế không hợp lý so với những nhà đầu tư khác để thu lợi riêng cho mình hay tránh được lỗ, là vi phạm nguyên tắc mọi nhà đầu tư đều có cơ hội như nhau.

- Giao dịch nội gián được biểu hiện dưới nhiều hình thức và luôn được sự tiếp tay của một trong nhiều cá nhân có liên quan đến tổ chức phát hành. Việc thực hiện giao dịch nội gián không những gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư khác mà còn làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển ổn định của thị

Một loạt giao dịch chứng khoán nội gián lộ diện

Tận dụng thông tin nội bộ về việc FBT sắp hoàn trả phần thặng dư vốn phát hành thêm khi cổ phần hóa, một số người có mối liên hệ với doanh nghiệp này đã gom vào hàng trăm nghìn cổ phiếu.

Thanh tra của ủy ban Chứng khoán nhà nước (SSC) vừa thông báo xử phạt với 4 trường hợp sử dụng thông tin nội bộ của Công ty CP Xuất nhập khẩu Lâm Thuỷ sản Bến Tre (mã FBT) để mua cổ phiếu của doanh nghiệp này trước khi thông tin được công bố rộng rãi.

Trong đó, 2 người liên quan đến cổ đông nội bộ là ông Nguyễn Văn Hiếu, Chủ tịch Hội đồng quản trị FBT, đã gom vào một lượng cổ phiếu lớn. Ông Nguyễn Văn Phước (em ruột ông Hiếu) và ông Quảng Thanh Liêm (em rể ông Hiếu) đặt mua tổng cộng trên 1,5 triệu đơn vị, và đã khớp lệnh được hơn 660.000 đơn vị.

Một cán bộ của Sở Tài chính tỉnh Bến Tre cũng có mặt trong danh sách người bị phạt vì sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch là ông Nguyễn Hữu Thuần. Ông này đặt mua trên 59.000 đơn vị và đã khớp được 30.700 đơn vị. Ngoài ra, ông Trương Thành Dũng, một người có quan hệ hợp tác kinh doanh với FBT, cũng đặt mua 236.500 đơn vị và đã khớp lệnh hơn 183.000 đơn vị.

Cả 4 người sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch này đều đã nhận mức phạt 30 triệu đồng mỗi người từ Thanh tra SSC.

Hiện vi phạm về giao dịch chứng khoán được áp dụng các mức phạt hành chính. Theo thông tư do Liên bộ Tài chính và Công an vừa ban hành hôm 11/3, sẽ có 8 nhóm vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong đó gồm công bố thông tin sai lệch để trục lợi từ thị trường chứng khoán, thao túng giá, sử dụng thông tin nội bộ để giao dịch hoặc đề nghị người khác mua, bán chứng khoán [42].

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 54 - 55)