- TTCK tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng trật tự của luật pháp: TTCK kích
2.1.2. Quyền được cung cấp thông tin
Nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán là người sở hữu công ty có thể không tham gia điều hành công ty một cách trực tiếp trong bộ máy quản lý điều hành nhưng họ vẫn có quyền được biết thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc nhà đầu tư tham gia thực hiện các quyền như: biểu quyết, thông qua phương án sản xuất kinh doanh, tăng vốn điều lệ, quyết định mua bán cổ phiếu…đều phải dựa trên cơ sở nắm bắt đầy đủ các thông tin về tài chính và kinh doanh của Công ty. Hơn nữa, đầu tư vào cổ phiếu của công ty tiềm ẩn nhiều rủi ro, cổ phiếu của một công ty phát hành có thể là một tài sản lớn, song cũng có khi chẳng có giá trị nhiều. Do vật, nhà đầu tư phải có quyền biết được những thông tin tối thiểu về tình hình của công ty để có thể đưa ra các quyết định của mình liên quan đến việc sở hữu cổ phiếu nhằm mang lại lợi ích cho mình.
Nhà đầu tư có được thông tin về tình hình hoạt động của công ty theo nhiều phương thức khác nhau, như do công ty tự cung cấp, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo yêu cầu của chính bản thân nhà đầu tư hoặc có thể có được thông tin từ bạn bè, người thân.
- Thông tin do công ty tự công bố: Theo Luật chứng khoán và thông tư số 38/2007/TT-BTC ngày 18/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán thì công ty phải công bố thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật. Công bố thông tin do giám đốc hoặc tổng giám đốc hoặc người được uỷ quyền công bố thông tin thực hiện.
Phương tiện và hình thức công bố thông tin: Việc công bố thông tin được thực hiện bằng các báo cáo thường niên, trang thông tin điện tử hoặc các ấn phẩm khác của công ty, các phương tiện công bố thông tin của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin công bố phải được bảo quản, lưu giữ theo quy định của pháp luật. Công bố thông tin đại chúng của công ty đại chúng bao gồm:
+ Công bố thông tin định kỳ: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm, cụ thể như: công ty phải hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từ ngày tổ chức kiểm toán được chấp nhận ký báo cáo kiểm toán. Nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, đặc biệt các doanh nghiệp niêm yết phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính quý trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày hoàn thành báo cáo tài chính quý. Báo cáo tài chính quý của công ty niêm yết phải công bố trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty và phải lưu trữ ít nhất trong vòng 12 tháng tiếp theo tại trụ sở chính của tổ chức để nhà đầu tư tham khảo.
+ Công bố thông tin bất thường: Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện sau:
Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị ngân hàng phong toả hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả.
Tạm ngừng kinh doanh.
Bị thu hồi giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hoạt động.
Thông qua các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán cổ phần mới, kết quả các đợt phát hành riêng lẻ của công ty đại chúng.
Có quyết định khởi tố đối với thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của công ty, có bản án, quyết định của toà án liên quan đến hoạt động của công ty, có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật về thuế.
Khi xảy ra các sự kiện sau công ty phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 72 giờ:
Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn thực có trở lên.
Quyết định của Hội đồng quản trị về chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng.
Công ty nhận được thông báo của Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
Công ty công bố thông tin bất thường trên các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty và trên trang thông tin điện tử của Uuỷ ban chứng khoán Nhà nước. Khi công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kế hoạch, giải pháp khắc phục.
Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, giám đốc hoặc tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng của công ty niêm yết và người có liên quan khi có ý định giao dịch cổ phiếu của công ty niêm yết, kể cả trường hợp chuyển nhượng không thông qua hệ thông giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán, phải báo cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán trước ngày thực hiện giao dịch tối thiểu là 1 ngày làm việc. Qua các quy định trên cho thấy Luật doanh nghiệp đã quy định nghĩa vụ của công ty phải công bố thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền của các nhà đầu tư trên thị trường.
Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước khi xảy ra các sự kiện sau:
+ Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
+ Có thôgn tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.
Việc công bố thông tin được thực hiện qua các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bố thông tin của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Nội dung công bố thông tin phải nêu rõ sự kiện được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước yêu cầu công bố, nguyên nhân, mức độ xác thực của sự kiện đó.
- Công bố thông tin theo yêu cầu của cổ đông:
Theo Điều 79 Luật doanh nghiệp năm 2005, cổ đông có quyền được cung cấp thông tin các loại thông tin sau:
+ Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác.
+ Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp điều lệ công ty, sổ biên bản học Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
+ Cổ đông được thông báo tóm tắt nội dung báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
+ Cổ đông có thể xem hoặc sao chép báo cáo tài chính hàng năm của công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Nếu công ty từ chối cung cấp thông tin, cổ đông có thể khiếu nại buộc công ty phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với cổ đông.