Hoàn thiện các quy định về quản lý, chào bán chứng khoán ra công chúng

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

- Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục tuyên bố phá sản công ty cổ phần đối với cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên

3.3.3. Hoàn thiện các quy định về quản lý, chào bán chứng khoán ra công chúng

công chúng

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tận dụng thị trường phát triển nóng để phát hành với số lượng chứng khoán rất lớn, trong đó một phần đáng kể để đầu tư tài chính với phương án sử dụng vốn chưa rõ ràng, cụ thể, khiến cho

nhanh. Trong khi đó, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán lại chưa có một công cụ hữu hiệu nào được luật pháp cho phép để có thể ngăn chặn hay điều tiết. Để khắc phục tình trạng này, cần phải đặt ra các quy định cụ thể về khoảng cách giữa các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ, tránh tình trạng doanh nghiệp phát hành huy động vốn một cách ào ào, có thể không đảm bảo được tính hiệu quả của việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành, ảnh hưởng đến quyền lợi của cổ đông. Mặt khác, pháp luật cũng cần quy định chặt chẽ hơn theo hướng cần yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo cụ thể về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành trước. Việc đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng vốn, cũng như việc sử dụng vốn đúng mục đích là một trong những khâu không thể thiếu trong quá trình xem xét chấp thuận cho đợt phát hành tăng vốn tiếp theo.

- Theo quy định của Luật Chứng khoán, nếu doanh nghiệp thực hiện phát hành cho trên 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp thì phải tuân thủ các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng của Luật Chứng khoán, phải đáp ứng các điều kiện, như phải có mức vốn điều lệ thực góp tối thiểu là 10 tỷ đồng và phải hoạt động kinh doanh có lãi. Nhưng trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng và có trên 100 cổ đông muốn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhưng không biết phải thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo quyền lợi của cổ đông, được ưu tiên mua cổ phần phát hành thêm theo tỷ lệ hiện có quy định tại Luật Doanh nghiệp, vừa đảm bảo không vi phạm các quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng quy định tại Luật Chứng khoán. Điều này đã tạo ra tình trạng các doanh nghiệp buộc phải "lách luật" bằng cách chặt nhỏ đợt phát hành thành các đợt phát hành riêng lẻ; hoặc ban đầu chỉ phân phối cho dưới 100 cổ đông, nhưng sau đó cho phép chuyển nhượng (chỉ là hình thức, không phải là chuyển nhượng thực sự) và sau đợt phát hành, số cổ đông vẫn là trên 100 người...

Hành vi chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán do Uỷ ban chứng khoán cấp là hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán. Do vậy, việc pháp luật quy định những chế tài nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi này như đình chỉ chào bán, tịch thu các khoản thu trái pháp luật và phạt tiền từ 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật là hoàn toàn xác đáng.

Tuy nhiên, nhà làm luật đã không thể lường trước được những khó khăn của việc áp dụng các quy định nêu trên trong quá trình xử lý các doanh nghiệp vi phạm. Bởi thực tế là Luật Chứng khoán mới đi vào cuộc sống, việc nắm bắt, cập nhật các văn bản pháp luật của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, nếu như áp dụng ngay chế tài phạt tiền từ 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với doanh nghiệp vi phạm và yêu cầu buộc huỷ bỏ đợt chào bán theo quy định thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp , các đơn vị này có thể bị phá sản và cổ đông chính là những người trước tiên phải gánh chịu hậu quả này.

Một phần của tài liệu Địa vị pháp lý của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)