Nguyên tắc của xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyên tắc của xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.2.1. XHHGDMN đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và quán triệt các yêu cầu quản lý Nhà nước về giáo dục

XHHGDMN phải đặt trong sự quản lý của nhà nước, đây là một nguyên tắc bất di bất dịch. Nhà nước quản lý các hoạt động giáo dục thông qua hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế chính sách, tạo mọi điều kiện đẻ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và các cá nhân có thể tham gia đóng góp vào phát triển giáo dục. Bởi vậy nêu cao trách nhiệm quản lý của chính quyền và của ngành giáo dục từ trung ương xuống địa phương, chính là tạo ra động lực tốt nhất cho XHHGDMN. Chính quyền và ngành GDMN nên thường xuyên hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư, các dòng họ có nhiều sáng kiến và việc làm cụ thể đóng góp cho sự nghiệp phát triển GDMN ở từng địa phương.

1.3.2.2. XHHGDMN thực hiện theo nguyên tắc tính chủ động của ngành giáo dục

Các nhà trường của ngành GDMN phải chủ động tác động vào đời sống cộng đồng vào cha mẹ các em theo các mục tiêu nuôi dạy trẻ; phải đưa đường lối quan điểm của của Đảng vào đời sống cộng đồng, chứ không phải chờ cộng đồng đến tiếp nhận chủ trương của ngành.

1.3.2.3 XHHGDMN theo nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận của cộng đồng

Một trong các công việc cần thiết là tăng cường sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội cho sự phát triển của các nhà trường mầm non. Song mọi sự huy động phải dựa trên sự đồng thuận tự nguyện của nhân dân cộng đồng, của cha mẹ các em. Tuyệt đối không được ép buộc các sự đóng góp, không được lạm thu làm trái các quy định Nhà nước đã ban hành.

1.3.2.4. XHHGDMN theo nguyên tắc căn cứ vào tình hình thực tiễn

Phải căn cứ vào thực tiễn, vào tình hình cụ thể của mỗi nhà trường mà thực hiện các nội dung XHHGDMN. Tuyệt đối không vì tính hình thức, bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thành tích mà thực hiện các nội dung không đem lại các lợi ích thiết thực cho sự phát triển của nhà trường mầm non.

1.3.2.5. XHHGDMN đặt trên nguyên tắc tính hiệu quả

Nguyên tắc tính hiệu quả đòi hỏi bất cứ làm việc gì đều phải ngăn ngừa thái độ chạy theo hình thức, thành tích ảo. Phải lấy mục tiêu cao nhất là sự phát triển nhân cách của trẻ và hạnh phúc gia đình của trẻ.

Hiệu quả của XHHGDMN còn nhằm vào việc nâng cao tính hiệu lực quản lý ngành học, quản lý trường học trong việc thực hiện sứ mệnh của ngành, sứ mệnh của trường trước yêu cầu phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 25 - 26)