Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 85 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tổ chức huy động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa

giáo dục mầm non

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Mấu chốt của công tác XHHGDMN là phải làm sao huy động được đông đảo các lực lượng xã hội tham gia vào công tác GDMN. Vì vậy, công tác quản lý cần tập trung vào biện pháp để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác GDMN.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện

Để thuận lợi cho công tác quản lý, chúng tôi chia đối tượng vận động thành 2 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất bao gồm các cơ quan, ban ngành thuộc hệ thống quản lý nhà nước. Nhóm thứ hai là các tổ chức xã hội, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở nhóm thứ nhất, cần đặc biệt quan tâm đến các ban ngành có sự liên quan trực tiếp đến GDMN như ngành y tế, phòng tài chính, phòng tổ chức chính quyền, Ủy ban dân số - gia đình và trẻ em, phòng văn hóa thông tin, phòng xây dựng đô thị, phòng kế hoạch tài chính, ban quản lý các dự án, phòng lao động thương binh – xã hội,…

Ngành y tế, ủy ban dân số - gia đình và trẻ em trực tiếp tham gia vào việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non, phối hợp tổ chức bồi dưỡng kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, vệ sinh môi trường.

Phòng tổ chức hành chính, lao động thương binh – xã hội có liên quan nhiều đến vấn đề nhân sự, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành mầm non và một số dự án có liên qua đến giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong các trường mầm non.

Ngành văn hóa thông tin có nhiều điều kiện và trách nhiệm tham gia phối hợp cùng với ngành giáo dục để tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ cho trẻ em mầm non và tuyên truyền cho GDMN cũng như chủ trương công tác XHHGDMN, xây dựng nếp sống mới, đời sống văn hóa ở khu dân cư,…

Việc huy động các ban ngành này có thuận lợi cơ bản là với các chức năng quản lý, thực hiện các chế độ chính sách của nhà nước, trong đó có giáo dục, các cơ quan này có trách nhiệm tạo ra những điều kiện phục vụ cho GDMN, tham gia một phần vào công tác GDMN. Việc huy động được các đối tượng ở nhóm thứ nhất tham gia vào công tác giáo dục, cùng làm giáo dục, chứ không phải chỉ dừng ở góc độ “hỗ trợ”, “làm hộ”,…sẽ tạo cho GDMN những bước phát triển mạnh mẽ.

Ở nhóm thứ hai, cần tập trung vào các tổ chức xã hội, đoàn thể như Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội liên hiệp phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, các gia đình và tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ban đại diện cha mẹ học sinh đóng vai trò hết sức to lớn trong việc tham gia vào giáo dục. Ở huyện Việt Yên cũng như các nơi khác trong tỉnh Bắc Giang, hơn 80% kinh phí hoạt động thường xuyên của các trường mầm non là do cha mẹ học sinh đóng góp. Ngoài ra cha mẹ học sinh còn tham gia trực tiếp vào các quá trình giáo dục trẻ. Người thầy đầu tiên của trẻ chính là cha mẹ và những người thân trong gia đình. Cha mẹ học sinh còn tích cực đóng góp công sức, trí tuệ, sưu tầm các tài liệu, phối hợp chặt chẽ với nhà trường xây dựng mội trường giáo dục thuận lợi, thống nhất.

Hội liên hiệp phụ nữ là tổ chức đã thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ gắn bó với GDMN trong hầu hết các chương trình, dự án mang tính xã hội, như tham gia khảo sát vận động trẻ trong độ tuổi, trẻ 5 tuổi, trẻ khuyết tật đi học tại các lớp hòa nhập, quản lý nhóm trẻ gia đình, tuyên truyền về công tác nuôi dạy con theo khoa học, động viên chị em xây dựng gia đình văn minh hạnh phúc.

3.2.3.3. Cách thực hiện

Từ việc xác định các nhóm đối tượng, vai trò, tác dụng, tiềm năng của các lực lượng xã hội tham gia vào GDMN, cần phải biết cách tổ chức thu hút chú ý sự tham gia của các lực lượng một cách có hiệu quả.

Trong công tác quản lý, huyện Việt Yên tổ chức các lực lượng xã hội tham gia vào 3 khâu chủ yếu của công tác XHHGDMN là xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động.

Phải thực sự lôi cuốn, thu hút được các lực lượng xã hội tham gia vào xây dựng kế hoạch, nhất là với nhóm đối tượng thứ nhất. Có như vậy mới đảm bảo những điều kiện cơ bản cho sự thành công của kế hoạch. Mặt khác, sự tham gia của nhóm đối tượng thứ hai cũng đã chỉ rõ các chỉ tiêu, biện pháp cụ thể để có thể huy động cộng đồng tham gia giải quyết những nhiệm vụ của GDMN. Chính vì vậy, ngành giáo dục cần tham mưu với lãnh đạo huyện để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các cấp ủy Đảng, UBND trực tiếp đứng ra tổ chức hội nghị tham gia góp ý kiến xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm, với những dự án, chương trình lớn mang tính cộng đồng. Chỉ trên cơ sở đó, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội mới thực sự đóng góp, xây dựng kế hoạch, Kế hoạch khi đó không phải là của ngành giáo dục, của cấp trên là UBND huyện áp đặt xuống mà nó trở thành kế hoạch của mọi ngành, mọi cấp, mọi lực lượng cùng góp công xây dựng và thực hiện kế hoạch. Thông qua hội nghị, với sự tham gia đóng góp của mọi người, nghị quyết của hội nghị trở thành yêu cầu, pháp lệnh cho các ban ngành, đoàn thể cùng vào cuộc thực hiện các mục tiêu mà kế hoạch đã đặt ra.

Quản lý vấn đề XHHGDMN cần quan tâm, mang lại niềm tin, sự khích lệ, động viên cho các đối tượng tham gia. Vì vậy, phải tổ chức cho các lực lượng xã hội tham gia vào việc giám sát, kiểm tra, đánh giá công khai kết quả các hoạt động mà họ tham gia. Đây cũng chính là yêu cầu của cuộc vận động dân chủ hóa giáo dục. Dân biết, dân bàn, dân làm và dân phải được kiểm tra. Công tác quản lý cần chú trọng đến các biện pháp nhằm phát huy dân chủ hóa giáo dục. Thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho các công dân, cơ quan, tổ chức xã hội được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự “của dân, do dân và vì dân”.

Tuy nhiên, thực hiện dân chủ hóa trong giáo dục phải đảm bảo những quy định chung của việc thực hiện quy chế dân chủ do chính phủ quy định, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ giáo viên. Dân chủ hóa giáo dục phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật, tránh những biểu hiện lợi dụng dân chủ làm ảnh hưởng không tốt đến sự ổn định, phát triển của giáo dục, đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)