Thực trạng quản lý XHHGDMN ở huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Thực trạng quản lý XHHGDMN ở huyện Việt Yên

Kết quả thực hiện XHHGDMN nêu trên đã chứng minh cho hiệu quả của công tác tổ chức quản lý XHHGDMN. Qua kết quả khảo sát 120 người (15 cán bộ đại đại diện các phòng, ban của huyện, 30 hiệu trưởng các trường mầm non, 75 cán bộ của 19 xã, thị trấn cho thấy GDMN huyện Việt Yên đã thực hiện tương đối tốt những vấn đề sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2.4.3.1. Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương

GDMN phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của cấp ủy Đảng, chính

quyền địa phương. Với câu hỏi: “Để thúc đẩy công tác xã hội hóa giáo dục

mầm non, nhà trường và ngành giáo dục địa phương đã làm gì và thực hiện ở mức độ nào các nội dung?” thì phần lớn các khách thể điều tra đều cho rằng đã làm tốt việc tham mưu, tư vấn với các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương (72,4%) bảng số 2.8 và đều đánh giá rất cao vai trò quan trọng của ngành giáo dục (89,2%), Ban đại diện cha mẹ học sinh (72,5%), Đảng uỷ, HĐND, UBND (68,3%), xem Bảng 2.11.

GDMN ở huyện Việt Yên làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo ở từng xã, thị trấn trong việc xây dựng chiến lược và các mục tiêu cụ thể về phát triển GDMN trên từng địa bàn như: xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Chương trình hành động thực hiện kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX,… để xin quỹ đất quy hoạch hệ thống trường lớp mầm non, đều xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, chi tiết, xin ý kiến chỉ đạo, phê duyệt và họp với các ngành liên quan để giải quyết những vấn đề về GDMN. Từ những việc làm trên GDMN đã được lãnh đạo, chính quyền các cấp ủng hộ, đánh giá đúng vị trí trong sự nghiệp GD&ĐT.

2.4.3.2. Tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội tham gia chăm lo cho giáo dục mầm non

GDMN ở huyện Việt Yên đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, góc tuyên truyền các bậc cha mẹ… Ngoài việc tuyên truyền giới thiệu các điển hình trường tiên tiến, công tác tuyển sinh, ngành đã chú trọng tuyên truyền qua chính chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ qua các hội thi. Vì vậy, đã vận động được nhiều ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong và ngoài tỉnh, các cá nhân ủng hộ về vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chất và tinh thần cho GDMN. Mặt khác, do xác định rõ GDMN không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường nên công tác hướng dẫn nuôi dạy trẻ theo khoa học, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật đã được phối hợp chặt chẽ với ngành y tế, phụ nữ, Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Văn hóa thông tin, các tổ chức xã hội để mở các lớp bồi dưỡng cho các bậc cha mẹ và tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng. Kết quả khảo sát cho thấy việc phổ biến kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ đối với các bậc cha mẹ 78,1%); phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội (77,9%); vận động gia đình, xã hội cùng xây dựng môi trường giáo dục (66,0%), xem Bảng 2.10

2.4.3.3. Thực hiện dân chủ hóa hoạt động trong các trường mầm non

Các trường mầm non trên địa bàn đã triển khai học tập quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường và tìm hiểu biện pháp để thực hiện. GDMN cũng không còn ở trong tình trạng khép kín. Huyện Việt Yên đã bước đầu xây dựng được cơ chế phối hợp, sự tham gia của chính quyền địa phương, các lực lượng xã hội vào GDMN. Nhiệm vụ trọng tâm năm học của nhà trường được đưa ra bàn bạc với chính quyền địa phương, với ban đại diện cha mẹ học sinh, cùng các lực lượng xã hội khác để có giải pháp thực hiện

Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, trên thực tế còn nhiều bất cập. Việc triển khai thực hiện dân chủ hóa hoạt động trong trường mầm non phải thực sự trở thành một cuộc vận động lớn để “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

2.4.3.4. Hoạt động của HĐGD, Ban đại diện cha mẹ học sinh

Việt Yên là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh Bắc Giang tiến hành Đại hội giáo dục và thành lập Hội đồng giáo dục. Trong giai đoạn đầu, hoạt động của Hội đồng giáo dục đã phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên còn bị gián đoạn do thay đổi nhân sự trong hội đồng, do đó chưa định ra được một cơ chế làm việc phù hợp. Thời gian qua, huyện và các xã, thị trấn đã tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tổng kết đánh giá và kiện toàn lại nhân sự cũng như hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp, vì vậy mà kết quả công tác của hội đã có nhiều biến chuyển. Do đặc thù của bậc học, GDMN phải đẩy mạnh XHHGD hơn bất kỳ các ngành học nào khác. Theo đánh giá của các khách thể được khảo sát thì Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng vai trò quan trọng (72,5%), và mức độ tham gia tích cực (46,7%). Vì vậy, nếu chỉ họp 1 lần/năm học chung với Ban đại diện cha mẹ học sinh của xã, thị trấn, huyện để tổng kết thì kết quả rất hạn chế. Hơn nữa, Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường không ổn định, thời gian tham gia nhiệm kỳ không liên tục như ở các bậc học phổ thông. Mặt khác, hơn 70% kinh phí chi cho các hoạt động của GDMN là từ nguồn đóng góp của cha mẹ học sinh. Nếu không có sự tham gia đóng góp này thì GDMN trong giai đoạn hiện nay gặp rất nhiều khó khăn

2.4.3.5. Bước đầu quy hoạch mạng lưới theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp mầm non

Thực hiện các mục tiêu quy hoạch phát triển GD&ĐT, GDMN huyện Việt Yên phấn đấu đến năm 2015, tất cả các xã, thị trấn đều có ít nhất một trường mầm non xây dựng kiên cố, cao tầng theo hướng chuẩn (1 khu trung tâm và 2 khu lẻ) 80% số trường đạt chuẩn quốc gia, 98.5% số cháu trong độ tuổi đi học mẫu giáo và 52% số cháu trong độ tuổi đi nhà trẻ. Năm 2013 hoàn thành phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Khuyến khích phát triển các loại hình trường mầm non dân lập, tư thục.

Để làm được điều này, trong năm 2011 huyện đã chuyển 26 trường mầm non bán công sang công lập; đã cấp đất và mở 01 trường mầm non tư thục Âu Cơ; duyệt quy hoạch mạng lưới trường học và quy hoạch phát triển GD - ĐT huyện Việt Yên đến năm 2015. Vì vậy đến nay mạng lưới trường lớp mầm non đã phát triển rộng khắp tạo điều kiện thu hút ngày càng đông số cháu trong độ tuổi được chăm sóc giáo dục tại các cơ sở GDMN toàn huyện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 61 - 65)