Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 101 - 104)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp

Từ năm biện pháp cấp thiết nêu trêu, đối chiếu với các điều kiện thực tiễn, các cán bộ quản lý đã đánh giá tính khả thi của chúng trong việc tổ chức thực hiện công tác XHHGDMN. Kết quả thấy rõ ở bảng 3.2:

Bảng 3.2. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp (Theo thang điểm 5 bậc)

Biện pháp Tổng số Tổng điểm Trung bình Tổ chức GD nhằm nâng cao nhận thức về công tác XHHGDMN 95 462 4,86

Xây dựng kế hoạch phát triển GDMN đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, KT – XH địa phương

95 445 4,68

Huy động các lực lượng tham gia công tác

XHHGDMN 95 409 4,31

Tổ chức các phong trào thi đua có tính XH

nhằm thực hiện mục tiêu GDMN 95 391 4,12

Xây dựng và vận động cơ chế điều hành sự tham gia của các lực lượng vào XHHGDMN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cả 5 biện pháp trên được các cán bộ quản lý khẳng định là những biện pháp mang tính khả thi cao và rất khả thi. Nếu có những biện pháp tuyên

truyền tích cực thì việc “Tổ chức tích cực nhằm nâng cao nhận thức về công

tác xã hội hóa giáo dục mầm non” sẽ trở thành hiện thực. Biện pháp này có

tính khả thi cao nhất 4,86 điểm. “Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm

non đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục, KT – XH ở địa phương” cũng được đánh giá cao 4,68 điểm. Đó là biện pháp trong tầm tay người lãnh đạo, quản

lý chính quyền và ngành giáo dục phải thực hiện bằng được. “Tổ chức huy

động các lực lượng xã hội tham gia công tác xã hội hóa giáo dục mầm non”

là biện pháp đòi hỏi phải vận dụng nhiều hình thức thích hợp, sáng tạo, song nó cũng sẽ có khả năng thực hiện (4,31 điểm). Căn cứ vào các văn bản pháp quy, chức năng nhiệm vụ của từng ngành, từng cấp, của các tổ chức xã hội và

cá nhân theo quy định của Nhà nước thì ở địa bàn huyện Việt Yên, việc “Xây

dựng và vận động cơ chế điều hành, sự tham gia của các lực lượng vào công tác XHHGDMN” cũng là một biện pháp được đánh giá có tính khả thi 4,17

điểm. Biện pháp “Tổ chức các phong trào thi đua có tính xã hội nhằm thực

hiện mục tiêu giáo dục mầm non” là biện pháp được cán bộ quản lý cho rằng có tính khả thi với sổ điểm trung bình 4,12 điểm. Đây là biện pháp mang tính giải quyết từng nội dung cụ thể, kịp thời, trước mắt, theo từng đợt có hiệu quả tốt.

Tham khảo thêm ý kiến đánh giá của các đối tượng là cán bộ quản lý trong và ngoài ngành, phần lớn ý kiến cho rằng cần có biện pháp tích cực trong công tác tuyên truyền vận động làm chuyển biến nhận thức trong chính đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân dân. Và điều quan trọng là cần phải vận động, thi đua mang tính xã hội đối với giáo dục; tăng cường kiểm tra đánh giá; chăm lo đời sống cán bộ, giáo viên mầm non; các nhà trường phải chủ động phối hợp, đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ trong giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về phía gia đình, các đối tượng được điều tra đều cho rằng cần phải tăng cường thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường để xây dựng môi trường giáo dục, thực hiện tốt việc giáo dục con cái ở gia đình theo yêu cầu của nhà trường, của giáo viên phụ trách lớp, tích cực tham gia đóng góp xây dựng giáo dục và tuyên truyền vận động các phụ huynh và mọi người tham gia các hoạt động giáo dục.

Tiểu kết chƣơng 3

Công tác XHHGDMN huyện Việt Yên đã trở thành một nhu cầu cấp thiết phải thực hiện để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu phát triển của sự nghiệp GD&ĐT trong thời kì đổi mới. Do đó cần phải có các biện pháp quản lí công tác XHHGDMN

Từ định hướng chung đến việc thiết kế xây dựng cơ chế hoạt động có tính đồng bộ, là đảm bảo cho việc tổ chức tham gia của xã hội vào giáo dục về mọi mặt, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, nhân dân làm chủ trong sự nghiệp giáo dục. Những biện pháp này không chỉ có ý nghĩa cần thiết trong hiện tại, mà còn mang tính lâu dài, chiến lược mà công tác quản lý giáo dục cần hướng tới. Nó thực sự cấp thiết, có khả năng thực hiện trong thực tế và mang tính khả thi, để tạo bước chuyển biến căn bản về chất trong thực hiện công tác XHHGDMN của huyện Việt Yên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)