Kết quả thực hiện công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 68)

8. Cấu trúc luận văn

2.5.1. Kết quả thực hiện công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên

Công tác XHHGD đã giúp mọi người nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của GDMN trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Nhờ XHHGD mà GDMN đã khẳng định được vị thí của mình trong sự nghiệp giáo dục của địa phương. Quan niệm sai lầm về việc tiến hành XHHGD sẽ làm cho GDMN mất chỗ dựa vững chắc vào nguồn đầu tư của ngân hàng Nhà nước, khoán trắng, phó mặc GDMN cho dân, cho xã hội cũng đã dần được xóa bỏ.

Phát triển sự nghiệp GDMN đã được coi là trọng tâm của cấp ủy Đảng, được xác định là nhiệm vụ chủ yếu của Chính quyền do đó GDMN ngày càng được đầu tư một cách thỏa đáng và cân đối cùng với các bậc học khác.

Phát huy nội lực trong các tầng lớp nhân dân, đa dạng hóa các loại hình trường lớp mầm non, nhất là trẻ em con người dân lao động nghèo, trẻ khuyết tật ngày càng được thụ hưởng nhiều những thành tựu do xã hội đem lại.

Làm cho xã hội hiểu rõ thực trạng GDMN ở địa phương, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, xây dựng được cơ chế liên kết, cộng đồng trách nhiệm, xóa bỏ tính khép kín, đơn độc của nhà trường mầm non, tạo môi trường giáo dục thuận lợi gia đình – nhà trường – xã hội.

Để tìm hiểu kỹ hơn việc thực hiện các chức năng quản lý công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên, chúng tôi đã tiến hành điều tra 76 cán bộ quản lý là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trong các trường mầm non trên địa bàn huyện, kết quả cho thấy, cả bốn chức năng cơ bản của việc quản lý công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên được đa số cán bộ quản lý đánh giá là đã thực hiện khá tốt. Trong đó, chức năng điều hành chỉ đạo và chức năng tổ chức được đánh giá tốt hơn cả. Chức năng kế hoạch hóa và chức năng kiểm tra cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện các chức năng quản lý công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên

Chức năng Tổng số (n = 76) Mức độ tốt Mức độ khá Mức độ đạt Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ % Số ngƣời Tỷ lệ %

Chức năng kế hoạch hoá 36 47,3 18 23,7 22 29,0

Chức năng tổ chức 40 52,6 21 27,6 15 19,8

Chức năng điều hành, chỉ đạo 43 56,5 18 23,7 15 19,8

Chức năng kiểm tra 37 48.6 19 25,0 20 26,4

Bảng số 2.12. đánh giá việc thực hiện công tác XHHGDMN ở huyện

Việt Yên, cán bộ quản lý các trường mầm non cho rằng, việc “xác định rõ

trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể lực lượng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục”

Bảng 2.12. Đánh giá việc thực hiện công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên (Theo thang điểm 5 bậc)

Nội dung Tổng số Tổng điểm Trung bình

Xây dựng được quy chế, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thúc đẩy, phát triển các loại hình trường bán công, dân lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình

76 239 3,14

Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn

thể, lực lượng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục 76 265 3,48 Mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia

chủ động, bình đẳng vào các hoạt động giáo dục 76 257 3,38 Ý kiến khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nhìn vào bảng 2.12, thấy rằng công tác XHHGD được thực hiện tương đối tốt: xác định rõ trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội đối với sự nghiệp giáo dục (3,48 điểm), tiếp theo là: mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động, bình đẳng vào các hoạt động giáo dục (3,38 điểm), thứ ba là việc đã xây dựng được quy chế, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích, thúc đẩy, phát triển các loại hình trường bán công, dân lập, tư thục, nhóm trẻ gia đình (3,154 điểm)

Đối với vai trò của các lực lượng trong việc huy động cộng đồng tham gia vào sự nghiệp giáo dục (bằng cách đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5, vai trò càng lớn thì điểm càng cao), được cán bộ quản lý đánh giá như sau:

Bảng 2.13. Vai trò của các lực lƣợng trong việc huy độngcộng đồng tham gia giáo dục (Theo thang điểm 5 bậc)

Nội dung Tổng số Tổng điểm Trung bình

Đảng uỷ - Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân 76 244 3,21

Ngành giáo dục 76 276 3,63

Các ban, ngành thuộc cơ quan, tổ chức Nhà nước 76 227 2,98

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể 76 217 2,85

Ban đại diện cha mẹ học sinh 76 258 3,39

Như vậy, theo cách đánh giá của các cán bộ quản lý GDMN, trong việc huy động cộng đồng tham gia vào sự nghiệp giáo dục, ngành giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất (3,63 điểm), tiếp đó là Ban đại diện cha mẹ học sinh (3,39 điểm), Đảng uỷ, HĐND, UBND (3,21 điểm), các ban ngành đoàn thể (2,98 điểm) và cuối cùng là các tổ chức xã hội khác (2,85 điểm).

Đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên được thể hiện qua Bảng 2.14 như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 2.14. Đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác XHHGDMN

Nội dung Tổng số Tổng điểm Trung bình

Đầu tư xây dựng các điều kiện thực hiện 76 225 2,96

Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo 76 259 3,4

Công tác phối hợp các lực lượng xã hội 76 228 3,0

Công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch 76 275 3,61

Nhìn vào bảng 2.14, cho thấy công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch (3,61 điểm) và xây dựng kế hoạch, chỉ đạo (3,4 điểm) được đánh giá đã thực hiện khá tốt. Điều này tưởng như mâu thuẫn với việc thực hiện các chức năng quản lý, song ở đây, đó chỉ là sự đánh giá ở chừng mực. Khi đã xây dựng được kế hoạch thì việc cụ thể hóa kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá là hết sức quan trọng. Công tác phối hợp với các lực lượng cùng chăm lo cho GDMN của huyện cũng là một công tác được ghi nhận (3,0 điểm), việc đầu tư xây dựng các điều kiện còn ở mức khiêm tốn (2,98 điểm)

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)