Nội dung công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 26 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Nội dung công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.3.1. Huy động toàn xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho giáo dục mầm non

Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. Muốn làm được điều đó phải dựa vào lực lượng của toàn xã hội để đảm bảo cho môi trường giáo dục được lành mạnh, có tính tích cực và tính thống nhất tác động đến việc hình thành nhân cách của trẻ.

XHHGDMN trước hết là huy động các lực lượng xã hội vào việc xây dựng môi trường nhà trường, từ khung cảnh sư phạm, cơ sở vật chất của nhà trường, đến nền nếp kỷ cương, không khí học tập, quan hệ trong sáng, tình cảm giữa thầy với thầy, thầy với trò, trò với trò, thầy trò với nhân dân địa phương để tạo ra môi trường thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” [8;15]. Điều có nghĩa là Nhà nước và các tổ chức xã hội có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình có những điều kiện tối thiểu cần thiết cho việc giáo dục con em mình, về điều kiện kinh tế, trình độ học vấn, kiến thức nuôi dạy con, nếp sống văn minh…và hơn ai hết, nhà trường cần phải phối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hợp chặt chẽ với gia đình, cung cấp kiến thức cho cha mẹ trẻ, thống nhất các nội dung cần chăm sóc, nuôi dạy trẻ, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

Môi trường xã hội đang biến động nhanh chóng và mạnh mẽ, có tác động rất lớn đến việc giáo dục trẻ. Môi trường xã hội có nhiều yếu tố tích cực như kinh tế phát triển, giao lưu quốc tế được mở rộng, dân chủ hoá được đề cao…cần khai thác mặt thuận lợi đối với việc hình thành nhân cách trẻ em. Vì thế cần phải huy động lực lượng của toàn xã hội vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục tích cực: phát triển kinh tế, nâng cao mức sống văn minh, tạo ra dư luận đúng đắn.

1.3.3.2.Tổ chức các lực lượng xã hội cùng tham gia thực hiện mục tiêu, nội dung GDMN

XHHGDMN là một phương thức để thực hiện tốt mục tiêu GDMN, góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này, XHHGDMN phải huy động được toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục. Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu GDMN. Song tham gia như thế nào để tạo ra được sự đồng bộ và hiệu quả là mức độ cao và là nội dung khó nhất của cuộc vận động này. Các lực lượng xã hội có tiềm năng và thực sự có khả năng tham gia vào quá trình giáo dục, như tham gia cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, tham gia quản lý, đánh giá kết quả nuôi dạy trẻ, giúp nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục, sưu tầm cung cấp tư liệu để biên soạn tài liệu, các nội dung bài giảng trong chương trình GDMN, đặc biệt là huy động các bậc cha mẹ cùng phối hợp tham gia hướng dẫn, rèn những kỹ năng sống tích cực cho trẻ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.3.3. Huy động các lực lượng tham gia vào xây dựng, phát triển hệ thống trường, lớp và các loại hình GDMN

Đa dạng hoá các loại hình GDMN dựa trên cơ sở mục tiêu đào tạo, nội dung giáo dục, chuẩn kiến thức chăm sóc, giáo dục thống nhất dưới sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp mầm non góp phần quan trọng vào tiến trình đổi mới GD&ĐT theo hướng nâng cao thích ứng của hệ thống giáo dục. Đa dạng hoá góp phần mở rộng cơ hội cho số đông trẻ được hưởng dịch vụ chăm sóc giáo dục trẻ với nhiều hình thức và từng đối tượng, từng khu vực, địa phương…Đa dạng hoá góp phần tăng thêm nguồn lực phát triển GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ, do sự cạnh tranh giữa các loại hình trong quá trình phát triển. Vì vậy, một trong những đặc điểm của GDMN là có nhiều loại hình, nhiều chương trình mang tính xã hội cao. Đa dạng hoá thể hiện những nội dung chính sau:

- Đa dạng hoá về nội dung, chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ

- Đa dạng hoá các loại hình trường, lớp mầm non: đa dạng hoá các loại hình GDMN còn bao gồm hệ thống các trường mầm non công lập, bán công, dân lập, tư thục, nhóm trẻ độc lập…việc phát huy tối đa vai trò của gia đình trong các nhóm trẻ độc lập. Các cơ sở GDMN cần tổ chức theo mạng lưới đến mọi gia đình, trong toàn xã hội, bên cạnh hệ thống trường, lớp mầm non công lập

1.3.3.4. Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GDMN

Đó là việc huy động toàn xã hội đóng góp nguồn lực vật chất (nhân lực, vật lực, tài lực), nguồn lực tinh thần (sáng kiến kinh nghiệm, góp ý tư vấn), nguồn lực vừa có ý nghĩa về vật chất và tinh thần (thông tin và công nghệ thông tin); thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư vật chất cho giáo dục mầm non để phục vụ cho việc đổi mới, hoàn thiện mục tiêu đào tạo, nội dung đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tạo, phương pháp đào tạo, cải thiện nâng cao đời sống cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh mầm non.

Các cơ quan nhà nước, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức chính trị kinh tế, xã hội, các đoàn thể, các gia đình và cá nhân quan tâm đến giáo dục, tự nguyện đóng góp cho giáo dục mầm non chính là nguồn tài chính được huy động qua cuộc vận động XHHGDMN. Để đảm bảo ý nghĩa, tính chất việc huy động này, các tổ chức nhà trường nên trực tiếp vận động thu chi và quản lý đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, tự nguyện và đúng pháp luật. Nhà trường chỉ tham gia với tư cách tư vấn và giám sát. Quỹ đó dùng vào việc cải thiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học, trợ giúp học sinh nghèo, học sinh khuyết tật, bổ sung cho các hoạt động giáo dục và một phần nhỏ cho việc cải thiện đời sống giáo viên dưới hình thức trợ cấp hoặc cho vay theo tinh thần “xã hội chăm lo cho thầy cô giáo”. Hướng chi tiêu tập trung cho việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.

Ở đây, cần nhấn mạnh một điều rằng, XHHGDMN không thể chỉ dừng lại ở nội dung này mà phải thực hiện đồng bộ các nội dung khác để XHHGDMN thực sự trở thành “chìa khoá”, góp phần mở rộng cánh cửa GDMN trên các bình diện quy mô, chất lượng hiệu quả và công bằng xã hội..

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 26 - 29)