Một số biện pháp quản lý công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên 1.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Một số biện pháp quản lý công tác XHHGDMN ở huyện Việt Yên 1.

3.2.1. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về công tác xã hội hóa giáo dục mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhận thức đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động thực tiễn của mỗi con người. Thực tế ở huyện Việt Yên đã chứng minh rằng, một trong những nguyên nhân thành công hoặc chưa thành công trong việc quản lý công tác XHHGDMN chính là vấn đề nhận thức. Quần chúng phải hiểu đúng bản chất của công tác XHHGDMN, sự cần thiết phải tham gia giáo dục, nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ động, tình cảm và năng lực hoàn thành công việc này. Chính vì vậy phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, chủ trương, mục đích, yêu cầu, thuận lợi, khó khăn,… nhằm làm chuyển biến tích cực nhận thức của mọi người về vai trò, vị trí của giáo dục nói chung và GDMN nói riêng, về bản chất, nghĩa vụ và quyền lợi của công tác XHHGDMN để quần chúng có đủ hiểu biết, chủ động tham gia vào giáo dục.

Kết quả điều tra cũng cho thấy, ở tất cả các đối tượng được điều tra là cán bộ quản lý, giáo viên mầm non và cha mẹ học sinh đều cho rằng biện pháp quan trọng nhất là “tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục, công tác xã hội hóa giáo dục, trách nhiệm tham gia giáo dục”.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.1.2. Nội dung thực hiện

Các cán bộ quản lý GDMN đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chức thực hiện tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về giáo dục. Đối tượng đầu tiên cần phải nhận thức đúng đắn đầy đủ về công tác XHHGDMN là cán bộ, giáo viên. Song trong một bộ phận cán bộ, giáo viên của ngành còn nhận thức chưa đầy đủ về bản chất công tác XHHGDMN nên bản thân chưa thực sự tham gia tích cực vào việc huy động cộng đồng tham gia giáo dục. Vì vậy, trong bản thân ngành cũng cần tăng cường bồi dưỡng, giáo dục đội ngũ nhận thức đúng đắn, đầy đủ và thực hiện có hiệu quả hơn nữa.

Đối tượng tiếp theo cần tác động là các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương. Cần phải làm chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương về vấn đề công tác XHHGDMN, để từ đó có sự quan tâm đầy đủ đến vấn đề này. Cần làm cho họ hiểu rõ đây là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương trước nhân dân. Chỉ có họ mới có đủ vai trò và tư cách để tập hợp các ngành, các lực lượng xã hội liên kết, hợp tác với nhau. Thực tế cho thấy rằng, nơi nào cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương nhận thức đúng đắn và đầy đủ tầm quan trọng của công tác XHHGD, lắng nghe ý kiến tham mưu của ngành giáo dục, chủ động trong việc chỉ đạo vận động toàn xã hội tham gia xây dựng giáo dục, thì nơi đó sự nghiệp GDMN phát triển mạnh và đúng hướng.

Mặt khác, cũng cần khắc phục nhận thức chưa đúng ở một bộ phận cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, coi việc huy động cộng đồng tham gia GDMN là làm thay cho chính quyền, từ đó có tư tưởng khoán trắng giáo dục cho xã hội hoặc cho một mình ngành giáo dục.

Đối với các lực lượng xã hội và nhân dân, cần phải làm cho mỗi người thấy rằng, chỉ có thể làm tốt công tác XHHGDMN, mới có thể đáp ứng được yêu cầu xây dựng lớp người mới phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đại hóa đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, mỗi cơ quan đoàn thể, mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể tham gia vào một số việc nhất định phù hợp với khả năng và điều kiện của mình, để góp phần thiết thực vào công tác XHHGDMN ở địa phương mình đang sinh sống. Cần làm cho mọi người thấy rõ công tác XHHGDMN sẽ mang lại những thành quả to lớn nhờ sức mạnh của Đảng, toàn dân.

Các nội dung tuyên truyền cần tập trung vào phổ biến và quán triệt nội dung của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng, Luật Giáo dục năm 2005 để từ đó mọi người có nhận thức đúng đắn giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của dân tộc, là hạnh phúc của mỗi gia đình. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, thống nhất ở mọi nơi, mọi lúc, trong từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng. Phát triển giáo dục phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, mở rộng đa dạng hóa các loại hình giáo dục đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ em, từng bước hiện đại hóa các hình thức, điều kiện giáo dục.

3.2.1.3. Cách thực hiện

Phải bằng nhiều con đường, nhiều hình thức tổng hợp tác động đến nhận thức của mọi người. Ngoài những hình thức mang tính truyền thống như tổ chức các buổi học tập, triển khai các nghị quyết, văn bản có liên quan đến giáo dục, các buổi sơ, tổng kết công tác XHHGD, cần có những hình thức tuyên truyền mạnh mẽ hơn, tích cực hơn, như biên soạn các tài liệu ngắn gọn, các tờ rơi phát cho cha mẹ học sinh, các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế - xã hội; chỉ đạo việc tuyên truyền trên hệ thống loa thông tin, bảng tin, pa nô, áp phích, góc tuyên truyền các bậc cha mẹ của 19 xã, thị trấn và các trường mầm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

non trong toàn huyện một cách đồng bộ, có kế hoạch và nội dung được chỉ đạo từ huyện xuống xã, thị trấn; tăng cường tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng; mở các lớp bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ trẻ, tổ chức các câu lạc bộ các nhà hảo tâm với giáo dục, các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, trao đổi; hội thảo về các nội dung GDMN và công tác XHHGDMN; xây dựng mạng lưới thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về GD - ĐT, GDMN cho các tổ chức và cá nhân quan tâm. Đặc biệt phát huy vai trò của các thành viên của Hội đồng giáo dục các cấp như là một tuyên truyền viên đối với mỗi ngành, mỗi tập thể mà mình phụ trách Với GDMN, cần xây dựng một mạng lưới tuyên truyền viên bao gồm giáo dục, phụ nữ, ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, y tế đến tận gia đình trong địa bàn nhà trường để tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)