Biện pháp quản lý của Phòng GD&ĐT đối với XHHGDMN

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2.Biện pháp quản lý của Phòng GD&ĐT đối với XHHGDMN

Biện pháp quản lý công tác XHHGDMN đặt trên cơ sở phương pháp luận của quản lý và giáo dục học mầm non.

Biện pháp quản lý XHHGDMN có thể quản lý theo hai cách - Quản lý theo chức năng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.4.2.1. Kế hoạch hoá

Chương trình XHHGDMN của phòng GD&ĐT phải đưa vào chu trình kế hoạch hoá của nhà trường. Chu trình này quán triệt các yêu cầu:

- Phân tích được tình hình, nêu rõ được điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường về công tác xã hội hoá; phân tích được khó khăn, thuận lợi của nhà trường về công tác xã hội hoá;

- Xác định được các nhu cầu trong xã hội hoá; - Vạch ra được mục tiêu trong xã hội hoá; - Cụ thể hoá thành các nhiệm vụ cần tiến hành; - Gắn nhiệm vụ vào trục thời gian.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện

- Phân công, phân nhiệm các mục tiêu nhiệm vụ đề ra ứng với các tổ chức con người cụ thể có trong trường;

- Phát hiện được các nguồn lực cần huy động; - Tổ chức huy động được nguồn lực;

- Phân phối nguồn lực huy động được theo các đơn vị

1.4.2.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối

- Chỉ dẫn mọi thành viên trong đơn vị thực hiện công việc

- Điều phối, điều chỉnh các nhiệm vụ để công việc tiến hành nhịp nhàng; Nếu nhiệm vụ có khối lượng quá lớn mà năng lực thực hiện bình thường thì phải hạ bớt khối lượng hay yêu cầu.

Nếu nhiệm vụ có khối lượng còn thấp so với khả năng công việc thì phải bổ sung nhiệm vụ.

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá

- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ, đối chiếu kết quả đạt được so với yêu cầu đặt ra để xem công việc đề ra đã đạt kết quả đến mức nào.

Nên có một sự đánh giá qua việc lượng hoá kết quả (Định lượng kết quả qua các phép đo hiện hành như chiều cao, cân nặng, phát triển của trẻ, sự cải tiến về về chất lượng và số lượng của đội ngũ; sự cải tiến về chất lượng và số lượng của cơ sở vật chất sư phạm nhà trường).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu kết chƣơng 1

1.Tác giả đã xâu chuỗi các cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu thông qua: - Lịch sử của vấn đề cần nghiên cứu là nền tảng tiếp thu những kết quả của công trình đi trước đồng thời tìm ra cách làm tiếp theo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể để góp phần hoàn thiện vấn đề

- Những cơ sở Pháp lý là phần cứng và cũng là định hướng cơ bản cho việc xác định cách giải quyết của đề tài. Những cơ sở lý luận của khoa học QLGD, cơ sở triết học, lý luận của Chủ nghĩa Mác về tính quần chúng trong sự nghiệp cách mạng, cơ sở tâm lý về xã hội và những điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội đương đại sản sinh và duy trì công tác XHHGD

2. Quản lý của phòng GD&ĐT đối với công tác XHHGDMN, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung quản lý của phòng GD&ĐT đối với XHHGDMN

3. Phân tích các khái niệm về quản lý với các chức năng của nó, đặc biệt trong quản lý trường học, trong công tác XHH, phân tích khái niệm XHH, phân biệt XHHGD với các XHH các lĩnh vực khác.

4. Phân tích bản chất XHHGD và so sánh những quan niệm hiện nay về XHHGDMN giúp cho việc nghiên cứu các vấn đề đặt ra được đúng hướng, đúng chuẩn mực, phù hợp yêu cầu chung của GD&ĐT; xu thế phát triển XHH đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đổi mới của giáo dục mầm non hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC MẦM NON Ở HUYỆN VIỆT YÊN TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Việt Yên

2.1.1. Vị trí địa lý

Việt Yên là huyện trung du nằm ở phía nam tỉnh Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 40 km, có tổng diện tích tự nhiên 17,144,10 ha. So với các huyện khác, Việt Yên có vị trí tương đối thuận lợi, trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 12 km. Huyện Việt Yên có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt Việt Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển. Ngoài ra, huyện còn có các tuyến đường tỉnh lộ quan trọng chạy qua như: 284, 272 (Phúc Lâm đi Tân Yên), 269 (Khả lý – Chùa Bổ Đà), đường 298, đường 298B, đường thuỷ thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu và phát triển sản xuất.

2.1.2. Địa hình và khí hậu

Địa hình huyện Việt Yên khá đa dạng, có cả đồi núi và đồng bằng. Địa hình đồi núi thấp thuộc một số xã phía Bắc và phía Nam của huyện, có độ cao trung bình từ 6m – 120m. Địa hình đồng bằng tập trung ở phía đông đường Quốc lộ 1A.

Địa hình như trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển một nền nông nghiệp phong phú. Tuy nhiên, địa hình không đồng đều cũng gây khó khăn cho huyện trong việc phân vùng sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh cây trồng trên diện rộng.

Nhìn chung khí hậu của huyện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, đa dạng hoá cây trồng, nhất là trồng lúa nước, các loại cây rau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

màu và cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu tương. Tuy nhiên, chế độ khí hậu của huyện cũng có một số hạn chế như úng lụt hay hạn hán nên ảnh hưởng phần nào đến sản xuất của người nông dân.

Tóm lại, với vị trí địa lý, địa hình và khí hậu tương đối thuận lợi, các tuyến đường bộ, đường sắt đã và đang được nâng cấp, Việt Yên đang có điều kiện để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính, trong đó có 17 xã và 2 thị trấn. Dân số Việt Yên vào khoảng 161.394 người. Tổng số hộ dân là 44.493 gia đình. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,17%, thấp hơn so với mức chung toàn tỉnh (tỷ lệ tăng tự nhiên trên địa bàn tỉnh là 1,18%). Số người trong độ tuổi lao động là 100.064 người, chiếm 62% tổng dân số. Kinh tế - xã hội của huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng GDP đạt 8,4%, gấp 1,25 lần so với mức bình quân chung của vùng trung du miền núi phía Bắc, bằng 1,1, lần so với cả nước. Tình hình an ninh chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện và ngày càng nâng cao.

Nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, Việt Yên có 38 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng (16 cấp quốc gia và 22 cấp tỉnh). Việt Yên cũng là quê hương của rượi làng Vân nổi tiếng, có làng quan họ và những di tích lịch sử văn hoá lâu đời như: Chùa Bổ Đà, chùa Bài, đình Thổ Hà…với các hoạt động lễ hội dân gian, hát quan họ trên sông Cầu. Những giá trị văn hoá lịch sử này là cơ sở để Việt Yên phát triển dịch vụ, du lịch. Huyện có 1 trường Đại học, 1 cơ sở dạy nghề, có mạng lưới y tế rộng khắp từ cấp huyện tới cấp cấp xã.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Yên đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức. Quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển. Chất lượng nguồn nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lực còn thấp. Toàn huyện có 3.200 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,16%. Chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa ổn định và đồng đều giữa các vùng miền. Nguồn lực đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới. Tất cả những mặt mạnh, những nét đổi mới và những mặt yếu kém đều bị ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đã và đang tác động trực tiếp đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo, cũng như công tác XHHGD của huyện Việt Yên.

2.2. Vài nét về tình hình Giáo dục - Đào tạo huyện Việt Yên

Việt Yên mang đậm dấu ấn văn hiến của người xứ Kinh Bắc, Tiến sĩ Thân Nhân Trung người con của Việt Yên với câu nói bất hủ: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.Trong suốt 60 năm xây dựng và phát triển, sự nghiệp GD&ĐT Việt Yên đã luôn gắn bó với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện và góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn, song với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ban, ngành và nhân dân trong huyện, sự nghiệp GD&ĐT Việt Yên liên tục tăng trưởng, phát triển và đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận

2.2.1. Hệ thống, quy mô, mạng lưới trường lớp, công tác phổ cập giáo dục và dạy nghề và dạy nghề

Quy mô, hệ thống trường lớp ở các bậc học tiếp tục được củng cố và phát triển, đến nay toàn huyện có 81 trường và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề (GDTX – DN), trong đó:

Bậc học mầm non, có 30 trường, với 350 lớp, huy động 9.207 cháu ra lớp (nhà trẻ đạt tỷ lệ 47,3%, mẫu giáo đạt 95,2%) các cháu trong độ tuổi.

Bậc tiểu học, có 28 trường, với 484 lớp, huy động 11.195 học sinh; 100% số lớp được học 2 buổi/ngày; 90% trẻ em khuyết tật ra lớp hoà nhập. Duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bậc trung học cơ sở có 19 trường với 287 lớp, huy động 9.573; 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6. Các tiêu chí về phổ cập bậc trung học cơ sở được củng cố vững chắc.

Bậc trung học phổ thông có 4 trường, trong đó 03 trường công lập, 01 trường tư thục. Tổng số 139 lớp với 5.873 học sinh. Tuyển 86,7% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào lớp 10 bằng các loại hình.

Trung tâm giáo dục thường xuyên – Dạy nghề: Thực hiện dạy bổ túc văn hoá bậc trung học phổ thông cho 13 lớp (518 học sinh). Trung tâm đã liên kết tổ chức đào tạo các nghề dài hạn như: điện tử, điện công nghiệp, may công nghiệp, cơ khí, sửa chữa. Đào tạo nghề ngắn hạn như: tổ chức lớp học chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân: trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, quản lý điện….

Có 19 trung tâm học tập cộng đồng của 19 xã, thị trấn thực hiện việc dạy nghề cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật cho người lao động trên địa bàn.

2.2.2. Chất lượng GD - ĐT

Chất lượng chăm sóc sức khoẻ, giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ trong các trường mầm non có tiến bộ rõ rệt. Trẻ suy dinh dưỡng trong các trường mầm non giảm xuống còn 8,5% (vượt 2,8% so với chương trình phát triển GD - ĐT 2006 – 2010).

Hàng năm tỷ lệ học sinh lên lớp từ 98% đến 100%, học sinh tốt nghiệp các cấp từ 95% đến 100%. Phong trào học sinh giỏi đã được quan tâm đầu tư nên chất lượng có sự chuyển biến vượt bậc. Thi học sinh giỏi các năm xếp từ thứ ba đến tứ nhất toàn tỉnh, có 28 giải Quốc gia. Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường cao đẳng và đại học đạt 56%.

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 40 – CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cán bộ quản lý giáo dục”, Kế hoạch số 11/KH – HU của Huyện uỷ Việt Yên về việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 40 – CT/TW, Đề án số 985/ĐA – UB của UBND huyện Việt Yên về việc thực hiện Kế hoạch số 11/KH – HU; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Việt Yên lần thứ X nhiệm kỳ 2005 – 2010. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện và các nhà trường chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đến nay đã có 100% giáo viên trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và 92,5% giáo viên mầm non đạt chuẩn đào tạo (trong đó trình độ trên chuẩn trung học phổ thông 3,98%; trung học cơ sở 46%; tiểu học 63,9% và mầm non 42,6%). Đã có 78% cán bộ quản lý tốt nghiệp từ trung cấp chính trị trở lên. Tỷ lệ Đảng viên trong các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở là 45,6%; trong các trường trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên – dạy nghề là 23%.

2.2.4. Xây dựng cơ sở vật chất và trường chuẩn quốc gia

Huyện uỷ, UBND huyện đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo cấp uỷ, chính quyền các xã, thị trấn huy động mọi nguồn lực thực hiện tốt công tác XHHGD để xây dựng cơ sở vật chất trường học và trường chuẩn quốc gia. Đến nay tỷ lệ kiên cố hoá bậc mầm non là 56,1%; tiểu học, trung học cơ sở là 85,6%; trung học phổ thông là 100%. Tổng số trường đạt chuẩn quốc gia là 49 trường, đạt 63% trong đó mầm non 15 trường, tiểu học 24 trường, trung học cơ sở 9 trường và trung học phổ thông 1 trường.

Việc đầu tư trang thiết bị dạy học được chỉ đạo chặt chẽ, đầu tư tập trung. 100% các trường có phòng đồ dùng thí nghiệm. 100% các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở đã có máy tính xách tay và có máy chiếu projector. 9/19 trường trung học cơ sở đã có phòng nghe nhìn và phòng tin học (các trường mầm non có 147 máy tính; tiểu học có 243 máy tính, 32 máy chiếu; trung học cơ sở có 308 máy tính, 28 máy chiếu để quản lý và dạy học).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.5. Những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân

2.2.5.1. Kết quả đạt được

Quy mô trường lớp ở các bậc học, ngành học tiếp tục được củng cố, phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Chất lượng và hiệu quả giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực và thực chất. Học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia đều tăng và đứng ở vị trí cao trong tỉnh (xếp thứ 7 năm 2004 lên thứ nhất năm học 2009 – 2010). Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đỗ vào đại học, cao đẳng tăng nhanh từ 36% năm 2005 lên đến 56% vào năm 1010.

Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ cán bộ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Tỷ lệ Đảng viên trong toàn ngành đạt chỉ tiêu đề ra. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng kiên cố hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá. Trong 5 năm toàn huyện tăng 26% kiên cố hoá và 25 trường chuẩn quốc gia. Công tác XHHGD tiếp tục được phát huy mạnh mẽ tạo nên phong trào toàn dân quan tâm, chăm lo, xây dựng và phát triển sự nghiệp GD - ĐT.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 36)