Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu phát

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 82 - 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu phát

phát triển sự nghiệp giáo dục, kinh tế - xã hội của địa phương

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là khởi điểm của một quá trình quản lý ở bất kỳ một chủ trương, hoạt động nào. Để thực hiện thành công công tác XHHGDMN, các cán bộ quản lý GDMN cần phải lập được kế hoạch phát triển GDMN tại địa bàn mình phụ trách, vạch ra các mục tiêu, quyết định phương thức đạt được mục tiêu. Song một điểm đáng lưu tâm là kế hoạch này phải mang tính khả thi, phục vụ cho yêu cầu phát triển giáo dục, kinh tế - xã hội của từng địa phương. Kế hoạch phải xây dựng được quy mô phát triển tổng thể và từng giai đoạn cụ thể, thể hiện được tầm nhìn chiến lược và yêu cầu thực tiễn của giai đoạn trước mắt và lâu dài.

3.2.2.2. Nội dung thực hiện

Để xây dựng được một kế hoạch đáp ứng yêu cầu trên, các nhà quản lý GDMN ở Phòng Giáo dục và các trường mầm non cần căn cứ vào đặc điểm tình hình cụ thể của nhà trường, của địa phương, căn cứ vào những thuận lợi,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khó khăn, chỉ tiêu cần đạt về số lượng, chất lượng, điều kiện thực hiện, xác định những rõ yêu cầu, nhằm hướng tới mục tiêu cần đạt của công tác XHHGDMN trên địa bàn huyện Việt Yên

Chỉ trên cơ sở xây dựng được một kế hoạch có tính khả thi, mới có thể tham mưu thuyết phục được các cấp ủy Đảng, lãnh đạo địa phương ủng hộ phê duyệt, mới có thể lôi cuốn các ngành, các cấp, các đoàn thể cùng vào cuộc tham gia tháo gỡ và thực hiện các yêu cầu cho sự phát triển GDMN. Và cũng phải trên cơ sở kế hoạch đem lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cho địa phương và cho mỗi gia đình thì các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh mới sẵn sàng ủng hộ, hỗ trợ cho giáo dục phát triển.

- Xác định các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo gồm : Quy mô dân số và dân số chia theo từng độ tuổi, theo nhóm tuổi đi học; quy mô học sinh, sinh viên các cấp học, trình độ đào tạo; số trường, lớp học ở giáo dục mầm non và phổ thông chia theo loại hình công lập, ngoài công lập; số trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng; số trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú; số cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học; tổng số giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; tổng số phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập và các cơ sở vật chất khác.

- Xây dựng các mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, chỉ tiêu về duy trì kết quả và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và chống mù chữ; chỉ tiêu về dạy và học ngoại ngữ; các mục tiêu, chỉ tiêu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo;

Căn cứ vào các quy định và văn bản hướng dẫn về mua sắm trang thiết

bị dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương cần tính toán nhu cầu mua sắm bổ sung và thay thế trang thiết bị dạy học ở giáo dục mầm non, phổ thông và các cơ sở đào tạo do địa phương quản lý, ưu tiên thiết bị cho giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dục mầm non và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu thực hiện Dự án tăng cường dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước, cần xác định rõ kinh phí cấp bù học phí, kinh phí hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Dự toán thu chi ngân sách cần được xây dựng theo hướng tiếp tục quán triệt các giải pháp về tiết kiệm chi tiêu, nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Trong kế hoạch cần phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, hợp lý cho từng tập thể, từng cá nhân. Sự phân công này phải được dựa trên cơ sở chức năng của từng tổ chức, ban ngành, khả năng của từng người, với những chỉ tiêu giao việc cụ thể để có thể đánh giá được kết quả. Từ đó các lực lượng có đủ tư cách để thực hiện, phát huy tính chủ động sáng tạo nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngành giáo dục với chức năng là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tổ chức, phân công và phối hợp các nhiệm vụ và nguồn nhân lực để đạt được các mục tiêu đã vạch ra. Trong việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào việc giải quyết các nhiệm vụ giáo dục cần tập trung vào việc thu hút các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển nhân cách trẻ, huy động toàn xã hội tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình giáo dục, đa dạng hóa các loại hình GDMN. Và trong giai đoạn hiện nay, việc thu hút các lực lượng xã hội đầu tư nguồn lực cho GDMN là hết sức quan trọng. Song để thực hiện hiệu quả công việc này cần phải xây dựng một cơ chế, chính sách phù hợp và tạo ra động lực cho sự tham gia tích cực, tự giác, chủ động của các lực lượng xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.2.2.3. Cách thực hiện

Khác với trước, thường là cấp trên hoặc cơ quan chủ quản đề ra kế hoạch, yêu cầu mọi người thực hiện thì nay, ngoài sự chủ động của ngành giáo dục và các trường mầm non còn cần phải lôi cuốn mọi người tham gia ngay từ khâu xây dựng kế hoạch. Cần phải thu thập ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu cảu mọi lực lượng để đề ra chỉ tiêu. Mọi người cần được bàn bạc và định ra những chỉ tiêu, biện pháp sát thực, hợp lý nhất. Một kế hoạch như vậy không mang tính áo đặt mà là một kế hoạch do chính mọi người đề ra, cùng thực hiện và cùng chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.

Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch đòi hỏi các cán bộ quản lý GDMN phải có tầm nhìn bao quát, chủ động, phát huy quyền tự chủ, tranh thủ sự tham gia ủng hộ của các lực lượng xã hội, biết phân tích, sàng lọc để kế hoạch phát triển của trường gắn với địa phương, đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành và từ đó mới có thể khẳng định được vị trí của nhà trường ở địa phương.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)