Vai trò của xã hội hóa giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.4.Vai trò của xã hội hóa giáo dục mầm non

1.3.4.1. XHHGDMN khai thác tối đa tiềm năng của xã hội, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GDMN

GDMN đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp trong một thời gian khá lâu dài, nên chỉ tập trung xây dựng các nhà trẻ, trường mẫu giáo chính quy với vốn chủ yếu từ Nhà nước và khu vực kinh tế tập thể (hợp tác xã). Chính vì vậy khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, ngân sách Nhà nước và kinh phí tập thể không thể tài trợ cho GDMN nên đã dẫn đến những mặt giảm sút nghiêm trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta, định hướng chính quy hoá các hình thức và tổ chức GDMN bằng con đường bao cấp là không thể thực hiện được vì khả năng kinh tế, phát triển về số lượng thì cơ sở vật chất không đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục. Mặt khác, nền kinh tế thị trường lại tăng thêm áp lực cho các gia đình nghèo, hạn chế cơ hội đến trường của trẻ em.

Chính vì vậy, GDMN đã được phát triển theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân. XHHGDMN sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọi hoạt động của GDMN. Huy động các nguồn lực và đa dạng hoá các nguồn lực là tính đến một phạm vi rất rộng bao gồm: Nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần. Những nguồn lực này sẽ góp phần giải quyết được mâu thuẫn, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GDMN.

1.3.4.2. Xã hội hoá GDMN góp phần nâng cao chất lượng GDMN

XHHGDMN huy động được các nguồn lực cho GDMN phát triển. Việc huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục góp phần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng giáo dục, mà mục tiêu hàng đầu của giáo dục là chất lượng – chất lượng nhân cách của những con người được giáo dục. Nhờ XHHGDMN mà cộng đồng có thể tham gia vào việc cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương. Các lực lượng xã hội có thể tham gia vào việc cải tiến nội dung và phương pháp giáo dục, tham gia xây dựng môi trường giáo dục trong sạch lành mạnh, tham gia trực tiếp vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ mầm non và vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của thế hệ trẻ. XHHGDMN sẽ làm tăng cường lực lượng của người dạy và học, phát triển yếu tố con người trong giáo dục. Chính XHHGDMN hỗ trợ và tạo nên những thuận lợi cho việc tổ chức quá trình giáo dục của nhà trường để làm nên chất lượng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.3. XHHGDMN tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng giáo dục mầm non

Thực hiện tốt XHHGDMN có nghĩa là xây dựng được cộng đồng trách nhiệm của mọi lực lượng xã hội để không chỉ “tham gia” mà phải “cùng làm”. Như vậy, XHHGDMN sẽ là giải pháp quan trọng để thực hiện công bằng xã hội trong phát triển GDMN. Công bằng xã hội thể hiện ở việc đa dạng hoá các hình thức học tập, các loại hình trường, lớp, mở rộng các cơ hội cho mọi thành phần kinh tế, cho mọi tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia vào các hoạt động GDMN. Công bằng xã hội trong GDMN chính là việc hưởng thụ các dịch vụ chăm sóc, giáo dục, có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập bình đẳng như nhau. Ngoài ra, nó còn thể hiện ở nghĩa vụ cống hiến cho GDMN theo khả năng thựuc hiện của từng người, từng cộng đồng và địa phương. Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII đã chỉ rõ: “Thực hiện công bằng trong giáo dục người đi học phải đóng học phí, người sử dụng qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo, có chính sách đảm bảo cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”.

Dân chủ hoá giáo dục là một chủ trương lớn trong đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện dân chủ hoá GDMN là nhằm xoá bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục và trường học, để mọi trẻ em có cơ hội được hưởng mọi quyền lợi chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và để mọi người dân có thể thực hiện quyền làm chủ với sự nghiệp giáo dục.

Nhờ thực hiện dân chủ hoá GDMN mà các thành phần tham gia công tác GDMN không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành giáo dục, mà trở nên đông đảo, rộng khắp trong toàn địa phương, cộng đồng. Và như vậy thì XHHGDMN chính là con đường để thực hiện dân chủ hoá trong GDMN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3.4.4. XHHGDMN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc

Một chủ trương đường lối, văn bản pháp quy chỉ trở thành hiện thực khi được quần chúng nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ. Từ chủ trương “Chăm lo phát triển giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư,...” đến những nhiệm vụ cụ thể được đề ra trong chiến lước phát triển giáo dục mầm non 2006-2015 về việc đa dạng các loại hình trường, lớp mầm non công lập, dân lập, tư thục theo quy mô khác nhau để khai thác nguồn lực, phát triển các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ thơ của nhân dân,... phải được nhân dân hiểu, đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia thì các chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ mới được thực hiện và có như vậy công tác quản lý nhà nước mới thực sự có hiệu quả.

XHHGD nói chung và XHHGDMN nói riêng là chủ trương phù hợp với nguyện vọng của mọi người. XHHGDMN là điều kiện phát huy truyền thống dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động thống nhất toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tóm lại, thực hiện XHHGDMN sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn, giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển GDMN. Qua đó càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện XHHGDMN trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 29 - 32)