Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 36)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng GD&ĐT

1.4.1.1. Chức năng

- Phòng Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân (UBND) huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD - ĐT; về các công việc thuộc phạm vi quản lý của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện.

- Chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo; có tư cách pháp nhân và được phép sử dụng con dấu.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể; đồng thời đề cao trách nhiệm cá nhân của Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các thành viên trong cơ quan.

1.4.1.2. Nhiệm vụ và quyền hạn

- Trình UBND huyện:

+ Dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách, pháp luật,

các quy định của UBND huyện về hoạt động giáo dục trên địa bàn;

+ Dự thảo quyết định, chỉ thị, kế hoạch hàng năm, 5 năm, 10 năm và

chương trình, nội dung cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên địa bàn;

+ Dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường trung học cơ sở, trường Tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non và Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;

+ Dự thảo các quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt

động, giải thể các các cơ sở giáo dục công lập, gồm: trường trung học cơ sở, trường tiểu học, cơ sở giáo dục mầm non; cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường, các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc quyền quản lý của UBND huyện theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển giáo dục ở địa phương sau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về giáo dục; chỉ đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn; thực hiện mục tiêu, chương trình nội dung, kế hoạch, chuyên môn, nghiệp vụ, các hoạt động giáo dục, phổ cập giáo dục; công tác tuyển sinh, thi cử, xét duyệt, cấp phát văn bằng, chứng chỉ đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo

và cán bộ quản lý giáo dục các ngành học, cấp học trong phạm vi quản lý của huyện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học công nghệ

tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra và tổ chức thực hiện công tác thi đua,

khen thưởng đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo trên địa bàn; xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn huyện.

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện xây dựng kế hoạch biên chế; tổng hợp biên chế của các cơ sở giáo dục công lập thuộc phạm vi quản lý của huyện, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cơ

chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức, biên chế, tài chính các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập theo phân cấp của UBND cấp tỉnh và quy định của pháp luật.

- Chủ trì, phối hợp với Phòng Tài chính - Kế hoạch: Hướng dẫn chỉ đạo

các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp tự quản lý ngân sách lập dự toán hang năm; trực tiếp lập dự toán ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chưa được phân cấp tự quản lý; tổng hợp và lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách giáo dục cho các đơn vị trực thuộc đã được phân cấp quản lý ngân sách đơn vị; lập dự toán chi và tổ chức thực hiện dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của huyện theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền việc thực hiện

chính sách, pháp luật, kế hoạch, chương trình, đề án và các quy định của cấp có thẩm quyền trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân về lĩnh vực giáo dục thuộc thẩm quyền; thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật.

- Về công tác tổ chức, cán bộ:

+ Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung, kế hoạch về công tác tổ chức cán bộ thuộc phạm vi quản lý của Phòng theo quy định của pháp luật, thống nhất với Trưởng phòng Nội vụ trình UBND huyện các nội dung cụ thể sau:

+ Trình UBND huyện kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, chỉ tiêu hợp

đồng làm việc cho các cơ sở trường học trực thuộc; Hướng dẫn các cơ sở trường học trực thuộc sử dụng quỹ biên chế và hợp đồng làm việc.

+ Xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, hợp đồng làm việc thuộc

sự nghiệp giáo dục hàng năm gồm: giáo viên, nhân viên thiết bị thí nghiệm, nhân viên thư viện theo giới thiệu của Hội đồng tuyển dụng viên chức tỉnh. Trình UBND huyện quyết định tuyển dụng viên chức, tuyển dụng hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục huyện. Xây dựng kế hoạch riêng đối với viên chức còn lại (nhân viên văn thư, kế toán, y tế, bảo vệ) theo quy định.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chuyển ngành, chuyển nơi công tác ra ngoài sự nghiệp giáo dục, chuyển công việc khác đối với sự nghiệp giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Trình Chủ tịch UBND huyện giải quyết chế độ nghỉ hưu, thôi việc, chấm dứt hợp đồng làm việc thuộc sự nghiệp giáo dục.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, không bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, giải quyết thôi giữ chức danh Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các đơn vị trường học trực thuộc.

+ Trình Chủ tịch UBND huyện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động thuộc sự nghiệp giáo dục và đào tạo huyện.

+ Thực hiện chính sách khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

+ Phân công viên chức, hợp đồng làm việc khi được Chủ tịch UBND huyện Quyết định tuyển dụng đến các cơ sở trường học. Hướng dẫn các cơ sở trường học ký hợp đồng lao động quản lý, sử dụng, đánh giá xếp loại đối với viên chức, hợp đồng làm việc tại đơn vị theo quy định của pháp luật.

+ Xây dựng kế hoạch sắp xếp, điều động viên chức, hợp đồng làm việc đảm bảo tính cân đối, điều hoà giữa các trường học trực thuộc, trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.

- Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đối với các đơn vị trực thuộc khi chưa phân cấp cho đơn vị tự quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc đã phân cấp tự quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất đơn vị theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)