8. Cấu trúc luận văn
3.1.2. Các nguyên tắc xác định biện pháp quản lý XHHGDMN
3.1.2.1. Nguyên tắc lợi ích
Mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của các bên tham gia. Có thể là lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân hay lợi ích xã hội, đáp ứng yêu cầu của các bên trong quan hệ song phương hoặc đa phương. Nguyên tắc này tạo động lực cho sự tham gia và bảo đảm cho việc tiếp tục các hoạt động sau này. Nhà trường dạy có chất lượng thì các bậc phụ huynh sẽ gắn bó và ủng hộ nhà trường. Một khi lợi ích đó được đáp ứng thì họ sẵn sàng làm tất cả vì con em họ, vì nhà trường. Các cơ quan, tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất cũng đều có ý thức về lợi ích này. Bản thân nhà trường cũng từ nhu cầu của mình mà làm XHHGD đồng thời cũng phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, ở cộng đồng dân cư.
3.1.2.2. Nguyên tắc tính hiệu quả
Tính hiệu quả của từng hoạt động gắn với tính lợi ích. Hoạt động đem lại kết quả cụ thể sẽ tạo niềm tin và niềm hứng khởi cho hoạt động tiếp sau, từ chỗ các lực lượng xã hội tham gia hoạt động theo yêu cầu đến chỗ tự giác, tích cực.
Vì thế, các trường phải biết chọn những việc nào cần huy động cộng đồng và đã làm là phải có chất lượng, hiệu quả. Thực tế ở những trường làm tốt điều đó đã chứng tỏ cho cộng đồng thấy sự cố gắng của thầy cô trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn đầu tư từ xã hội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo chức năng, nhiệm vụ phù hợp với nhau
Mỗi tổ chức, lực lượng xã hội đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Do vậy, để phối hợp với họ phải chọn đúng người, đúng việc. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi lực lượng trong công tác giáo dục xuất phát từ chức năng của tổ chức đó và có thể đã được cụ thể hóa thành các nhiệm vụ quy định trong văn bản pháp luật hay những văn bản của cộng đồng, của địa phương.
3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý
Việc khuyến khích, huy động cộng đồng hay những cơ sở được đưa ra để thuyết phục, tham mưu của nhà trường, ngành giáo dục cần dựa trên cơ sở pháp lý. Đã có những văn bản của Đảng, Nhà nước quy định về XHHGD như sau:
Nghị quyết 04 – Ban chấp hành Trung ương (khóa VII), Nghị quyết 02 – Ban chấp hành trung ương (khóa VIII). Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII và IX, X đều có phần nói về XHHGD. Điều 31, 33, 35, 59, 65, 66 Hiến pháp năm 1992; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; các văn bản dưới luật như Quyết định 124-CP của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng giáo dục ở các cấp; Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng giáo dục ở các cấp chính quyền địa phương của Bộ Giáo dục; Thông tư liên tịch của Bộ Giáo dục và Công đoàn giáo dục Việt Nam về tham mưu mở Đại hội giáo dục cấp cơ sở; Điều lệ hội cha mẹ học sinh;…
Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND ban hành Nghị quyết, chỉ thị, chủ trương và kế hoạch thực hiện. Các tổ chức quần chúng, tổ chức xã hội cũng có những văn bản riêng phù hợp với chức năng của mình. Tất cả hợp thành một hệ thống văn bản pháp lý làm cơ sở cho công tác XHHGD hoạt động ngày càng vững chắc và có hiệu quả.
3.1.2.5. Nguyên tắc phát huy truyền thống, tình cảm tốt đẹp của dân tộc
Bên cạnh những cơ sở pháp lý cần được đáp ứng, quá trình vận động, thuyết phục cộng đồng tham gia công tác XHHGD cần kết hợp với việc:;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phát huy truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, đề cao sự học, giá trị của học vấn.
- Khơi dạy những tình cảm sâu sắc đối với thế hệ trẻ.
- Truyền thống hiếu học của cộng đồng, của địa phương, của gia tộc. Tùy từng hoàn cảnh, công việc cụ thể mà chúng ta vận dụng linh hoạt, sáng tạo một hay nhiều nguyên tắc cho phù hợp.