Tổ chức các phong trào thi đua có tính xã hội nhằm thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Tổ chức các phong trào thi đua có tính xã hội nhằm thực hiện mục tiêu

tiêu giáo dục mầm non

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Thực chất, đây cũng là một trong những cách thức để huy động các lực lượng xã hội tham gia vào giáo dục. Song trong giai đoạn hiện nay, để tạo được bước đột phá trong sự tham gia của cộng đồng thì công tác quản lý cần hướng vào việc tổ chức các phong trào thi đua, các ngày hội để cộng đồng có đủ điều kiện thể hiện sự quan tâm của mình đến giáo dục. Chính vì vậy chúng tôi tách thành một biện pháp riêng.

3.2.4.2. Nội dung thực hiện

Từ lâu “Dạy tốt – Học tốt” đã trở thành truyền thống của ngành giáo dục. Phong trào này đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền và xã hội. Tuy nhiên ở GDMN, nếu chỉ bó hẹp trong phạm vi này thì phong trào “Dạy tốt – Học tốt” thực khó nhận được sự đánh giá từ xã hội. Vị thế của GDMN, của giáo viên mầm non chỉ thực sự được tôn vinh khi xã hội thừa nhận. Chính vì vậy, các nhà quản lý GDMN phải biết thiết kế, tổ chức các phong trào, các hội thi có sự hiện diện, tham gia trực tiếp của cộng đồng xã hội. Bằng việc

mạnh dạn chọn năm 2010 là “năm giáo dục”, huyện Việt Yên đã đưa giáo

dục của huyện lên một bước phát triển mới. Để tạo phong trào quần chúng

tham gia vào công tác XHHGDMN, huyện tổ chức “tháng hành động vì trẻ

em”, “ngày toàn dân đưa trẻ đến trường”,… Từ những công cuộc vận động này, toàn dân đã tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ em và xây dựng cơ sở vật chất trường học. Số trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt là trẻ em 5 tuổi được huy động tối đa đến trường, đảm bảo chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Mặt khác cũng đã vận động cha mẹ học sinh quan tâm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập. Đây cũng là cuộc vận động nhân dân, các cơ quan, tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục như giúp xây dựng, sửa chữa trường lớp, mua sắm đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho việc học và chơi.

Bằng việc tổ chức các liên hoan “Bé khỏe bé ngoan”, “Bé khéo tay”, “Bé tập làm nội trợ”, “Bé hát dân ca và trò chơi dân gian”; “Hội khỏe măng non”, hội thi “Giáo viên dạy giỏi”, “Cô tài năng – duyên dáng”, đặc biệt là các hội thi “”Gia đình và người công dân tí hon”, “Gia đình và sức khoẻ trẻ thơ”… GDMN đã thu hút được sự quan tâm đông đảo của mọi lực lượng xã hội, mọi thành phần kinh tế, mọi người dân ở địa phương. Trong các cuộc thi này, không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trẻ mà đã huy động được sự tham gia của các bậc cha mẹ, ông bà, Ban đại diện cha mẹ học sinh, Hội liên hiệp phụ nữ, Công đoàn, Văn hoá thông tin cùng nhiều ban ngành đoàn thể các xã, thị trấn trong huyện, đặc biệt có sự tham gia tài trợ của nhiều tổ chức, cá nhân, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Ngoài ý nghĩa về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu về vai trò, vị trí của GDMN, về những công việc mà bậc học mầm non đã và đang thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ, để từ đó có sự phối hợp cùng ngành, sự phối hợp với các ban, ngành đoàn thể có liên quan thực hiện tốt mục tiêu giáo dục và đào tạo có hiệu quả hơn.

3.3.4.3. Cách thực hiện

Để tạo được phong trào thi đua có tính xã hội nhằm thực hiện được mục tiêu của GDMN, các cán bộ quản lý có sự phân định cân đối, toàn diện chọn nội dung để phát động phong trào sao cho phù hợp với thực tiễn đòi hỏi trước mắt và lâu dài, không nên dồn dập nhiều việc một lúc, khó đánh giá, khó đạt hiệu quả cao. Mỗi năm trường mầm non chỉ nên chọn một hội thi của cô giáo và một hội thi của trẻ có nội dung thật cụ thể sát với mục tiêu của năm học để tuyên truyền vận động, thu hút phụ huynh, các lực lượng xã hội cùng quan tâm ủng hộ. Ví dụ như phát động phong trào “xây dựng trường học thân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiện học sinh tích cực” tạo môi trường học tập gần gũi với trẻ, môi trường xanh- sạch- đẹp, thi trang trí các lớp học trong trường…

Có nhiều hình thức tuyên truyền lôi cuốn các lực lượng xã hội tham gia vào cuốc phát động này, như phát các tờ rơi, giấy mời, công văn…có nội dung tuyên truyền vận động, kêu gọi sự ủng hộ, phối hợp và cử cán bộ giáo viên đến tận các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, đoàn thể, cá nhân quan tâm đến sự nghiệp phát triển GDMN. Để có hiệu quả công tác này, cần xây dựng hệ thống cộng tác viên.

Mặt khác, trong công tác quản lý cần tránh hiện tượng “đánh trống bỏ dùi” mà trong mỗi cuộc vận động phải có sơ kết, tyổng kết và đánh giá biểu dương những tập thể, cá nhân làm tố, khích lệ, động viên công khai cho những hoạt động ủng hộ này. Xây dựng điển hình tiên tiến ở các lớp trong một nhà trường và gia đình phụ huynh tiêu biểu. Tổ chức tham quam học tập trong và ngoài tỉnh các điểm sáng về xã hội hoá GDMN. Có như vậy mới tạo đà cho các cuộc vận động tiếp theo đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa Giáo dục mầm non của phòng Giáo dục và đào tạo huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)