8. Cấu trúc luận văn
1.5.5. Quản lý hoạt động học thực hành nghề của học sinh
Yêu cầu của công tác quản lý là làm cho học sinh hăng hái tích cực trong lao động, học tập, phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
Nội dung quản lý bao gồm:
- Xây dựng động cơ, thái độ đúng đắn cho học sinh, điều này rất quan trọng vì học sinh học nghề với đối tƣợng đầu vào nhƣ hiện nay về trình độ văn hoá đại đa số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
là yếu do mới học hết trung học cơ sở hoặc do không thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng nên ngại học lý thuyết, cho lý thuyết là không quan trọng, cứ rèn tay nghề giỏi là đƣợc. Do nhận thức lệch lạc nên chất lƣợng học tập bị hạn chế, học sinh giỏi không nhiều. Cho nên trong công tác quản lý phải quán triệt với đội ngũ giáo viên để trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải có sự liên hệ chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn để học sinh hiểu đƣợc bản chất của vấn đề cần làm.
- Quản lý việc chấp hành chế độ qui định của học sinh, trong công tác quản lý phải quán triệt cho học sinh những qui định, qui chế về đào tạo nhƣ qui chế tuyển sinh, qui chế kiểm tra, xét lên lớp, xét công nhận tốt nghiệp, các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nƣớc
- Quản lý việc tự học của học sinh, đôn đốc giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bài thƣờng xuyên, định kỳ và kết thúc môn học.
- Hàng tháng và định kì phải nắm vững tình hình học tập, kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.