Xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy thực hành nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy thực hành nghề

Kế hoạch đào tạo đƣợc giám sát chặt chẽ, bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và hiệu quả; tổ chức dạy lý thuyết, thực hành và thực tập sản xuất theo nghề đào tạo.

Tổng cục dạy nghề ban hành hệ thống chƣơng trình khung cho các. Nhà trƣờng đã nhanh chóng triển khai biên soạn chƣơng trình dạy nghề, cho đến nay tất cả các nghề mà Nhà trƣờng đang đào tạo đều có chƣơng trình đào tạo phù hợp. Các Chƣơng trình đào tạo của trƣờng đều có mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, có cấu trúc hợp lý, khoa học, nội dung phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất, luôn đƣợc định kỳ rà soát bổ sung, điều chỉnh vào phần mềm của chƣơng trình dựa trên ý kiến phản hồi từ các cơ sở sản xuất và của chính học sinh đã tốt nghiệp.

Trên cơ sở chƣơng trình đào tạo chi tiết của các nghề, hàng năm vào cuối năm học, phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm học tiếp theo, chi tiết đối với từng ngành, nghề. Kế hoạch này đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt và thông báo cho các đơn vị đóng góp ý kiến. Căn cứ kế hoạch đào tạo năm học, phòng Đào tạo phối hợp với các khoa, bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng học kỳ trong năm. Sau khi các biểu trên đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt, phòng Đào tạo tiến hành lập thời khóa biểu cụ thể cho từng tuần và đƣợc gửi đến các khoa, các lớp học để thực hiện và kiểm tra theo dõi chung.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo, phòng Đào tạo là đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ giảng dạy, giám sát việc thực hiện kế hoạch và nội dung giảng dạy theo đúng chƣơng trình đào tạo của từng nghề. Viêc giám sát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đƣợc thực hiện định kỳ hoặc đột xuất và bằng các biện pháp nhƣ: Kiểm tra giáo án, kiểm tra sổ ghi đầu bài, dự giờ giáo viên ...

Đánh giá điểm mạnh: Nhà trƣờng đã có đầy đủ Chƣơng trình đào tạo chi tiết của các nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất cũng nhƣ phù hợp về kết cấu, nội dung mà Tổng cục dạy nghề quy định. Kế hoạch đào tạo đƣợc xây dựng khoa học, tiến độ thực hiện trong năm học, khóa học sát với kế hoạch. Giáo viên giảng dạy lý thuyết, hƣớng dẫn thực hành, thực tập lao động sản xuất đảm bảo đúng nội dung chƣơng trình và có bổ sung, cập nhật kiến thức mới.

Những tồn tại: Việc thu thập ý kiến đánh giá của ngƣời học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo chƣa đƣợc thực hiện. Thời khóa biểu điều chỉnh theo tuần, chƣa ổn định trong thời gian dài.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)