Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên dạy thực hành hệ trung cấp nghề

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 58 - 59)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.2. Thực trạng về quản lý đội ngũ giáo viên dạy thực hành hệ trung cấp nghề

Số lƣợng cán bộ, giảng viên và giáo viên, công nhân viên hiện nay là 338 ngƣời trong đó giảng viên và giáo viên là 256 chiếm tỷ lệ 75,7%. Trong đó giáo viên hƣớng dẫn thực hành cho các nghề là 180 ngƣời.

1. Ưu điểm:

- Đại đa số giáo viên yên tâm công tác, tâm huyết với nghề xác định tốt trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, quản lý học sinh, chấp hành qui định của ngƣời giáo viên.

- Với lực lƣợng giáo viên trẻ chiếm tỷ lên trên 70%, đây là đội ngũ nòng cốt, luôn nhiệt tình say với nghề nghiệp, ham học hỏi, nghiên cứu khoa học, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới nhanh.

- Giáo viên tham gia dạy thực hành nghề đều là những giáo viên có bề dày kinh nghiệm đƣợc đào tạo cơ bản từ các trƣờng Đại học, cao đẳng (chủ yếu là chuyên ngành sƣ phạm kỹ thuật) và đƣợc trƣởng thành thực tế trong quá trình công tác và từ các nhà máy xí nghiệp chuyển về.

2. Nhược điểm:

- Đội ngũ giáo viên trẻ chiếm đa số, hầu hết tốt nghiệp ở các trƣờng đào tạo khác nhau. Phần đông giáo viên chƣa qua kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn trong việc gắn liền giữa lý thuyết và thực tế.

- Trình độ của đội ngũ giáo viên chƣa đồng đều về chuyên môn, năng lực công tác thể hiện ở chỗ có một số giáo viên chỉ dạy đƣợc 1 đến 2 môn trong chuyên ngành đào tạo nên khó khăn trong việc lập kế hoạch giảng dạy và dẫn đến tình trạng giáo viên thiếu nhƣng lại vẫn thừa. Đặc biệt là số giáo viên trẻ chƣa có kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục học sinh và các hoạt động quản lý học sinh học ngoại khoá.

- Việc áp dụng phƣơng tiện dạy học mới nhƣ sử dụng các phần mềm, sử dụng tin học, ngoại ngữ trong đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, nhất là số giáo viên cao tuổi do vậy ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo của trƣờng.

- Việc nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tự làm các mô hình học cụ còn nhiều hạn chế. Do trƣởng thành và phát triển từ trƣờng công nhân kỹ thuật, trung học chuyên nghiệp và nâng cấp thành trƣờng Cao đẳng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nên chƣa thực sự chú ý, quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, kinh phí hoạt động chƣa đựơc đầu tƣ thoả đáng, mặt khác một số giáo viên phải tham gia giảng dạy cho cả 3 cấp đào tạo nên ít có thời gian để nghiên cứu khoa học.

- Còn một số ít giáo viên chƣa tìm ra phƣơng pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tƣợng học sinh, chƣa đầu tƣ thời gian, công sức cho việc học tập, tự học tập nâng cao trình độ, trách nhiệm là ngƣời thầy trong việc giảng dạy chƣa cao thể hiện trong việc lên lớp, đôn đốc nhắc nhở quan tâm đến học sinh, chƣa quan tâm đến hoạt động giáo dục trong nhà trƣòng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)