8. Cấu trúc luận văn
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động thực hành hệ trung cấp
HÀNH HỆ TRUNG CẤP 1.6.1. Yếu tố chủ quan .
1.6.1.1.Yêu cầu đối với người quản lý
- Năng lực chuyên môn: Cán bộ quản lý phải có trình độ hiểu biết về chuyên môn, nắm vững nội dung, chƣơng trình đào tạo thực hành của hệ trung cấp nghề, nắm vững phƣơng pháp đặc trƣng các môn học trong phạm vi mình quản lý để chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Cán bộ quản lý phải có năng lực tự học, tự bồi dƣỡng để không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, phải tích cực nhậy bén trong việc đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhằm đáp ứng yêu cầu của bậc học, nghành học trong từng thời kỳ, có khả năng nâng cao tay nghề cho giáo viên. Ngoài ra cần am hiểu công nghệ, trang thiết bị phục vụ đào tạo, tích cực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động dạy và hoạt động học để không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo.
- Năng lực quản lý: Cán bộ quản lý phải có năng lực dự báo, thiết kế, tổ chức thực hiện kế hoạch; năng lực quản lý hành chính; năng lực quản lý xây dựng đội ngũ; năng lực ứng xử và giao tiếp để thiết lập và duy trì các mối quan hệ trong và ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trƣờng; năng lực làm việc khoa học; năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm; năng lực nghiên cứu khoa học và năng lực kiểm tra, đánh giá các mặt trong công tác.
- Phẩm chất đạo đức: Bên cạnh những năng lực chuyên môn và năng lực quản lý, nhà quản lý phải là ngƣời chấp hành nghiêm chỉnh và tuyên truyền giáo dục cán bộ, giáo viên, công nhân viên và cộng đồng chấp hành đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, phải có quan điểm, lập trƣờng chính trị vững vàng, kiên quyết chống lại những biểu hiện sai trái, tiêu cực, có ý thức cao về thổ chức kỷ luật. Ngƣời cán bộ phải có uy tín cao, đƣợc các bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh tin yêu.
Cán bộ quản lý giáo dục phải thạo môi trƣờng pháp lý, xây dựng môi trƣờng sƣ phạm có truyền thống tốt đẹp, có dƣ luận tập thể lành mạnh, có bầu không khí tâm lý thuận lợi, mọi ngƣời quan tâm lẫn nhau, tôn trọng ý kiến của nhau, thống nhất mục tiêu hoạt động. Tổ chức khoa học lao động của tập thể sƣ phạm, ổn định việc làm, cải thiện đời sống để họ yên tâm công tác. Ngƣời quản lý phải có trình độ lý luận, có khả năng phân tích, tổng hợp, nắm bắt thông tin một cách kịp thời, đầy đủ và chính xác. Điều này đòi hỏi ngƣời quản lý phải có trí tuệ, minh mẫn, có sức khỏe tốt để tự tin, sáng suốt, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
1.6.1.2. Yêu cầu với đội ngũ giảng viên
Đội ngũ cán bộ, giáo viên là lực lƣợng có vai trò quyết định đến chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Quản lý đội ngũ giáo viên bao gồm: phát triển đội ngũ ngang tầm với nhiệm vụ, sử dụng nguồn nhâ lực sƣ phạm có hiệu quả và xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho phát triển của mỗi cá nhân và tập thể.
Giáo viên cần phải thƣờng xuyên hoàn thiện tri thức, kỹ năng nghề nghiệp và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bằng con đƣờng đào tạo, bồi dƣỡng, học tập thƣờng xuyên, có hệ thống, toàn diện. Tích cực tự học, tự bồi dƣỡng cá nhân, ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ mới, kinh nghiệm vào quá trình giáo dục của mình.
Sức mạnh của đội ngũ là sức mạnh tổng hợp của năng lực, phẩm chất, ý chí, tình cảm cá nhân đƣợc phát huy trong sự hợp tác lao động sƣ phạm tập thể, cùng nhau hƣớng tới những giá trị nhân bản cao đẹp, trong sáng và lành mạnh của sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nghiệp giáo dục. Xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đào tạo luôn là yêu cầu bức thiết đối với cán bộ quản lý.
1.6.1.3.Yêu cầu với học sinh
Sản phẩm, kết quả đào tạo của nhà trƣờng thể hiện ở mức độ thông hiểu và bề vững về kiến thức của học sinh. Sản phẩm này sau khi ra trƣờng phải là nguồn nhân lực có chất lƣợng, có thể tiếp cận ngay với công việc chuyên môn ngang tầm với yêu cầu của ngành học, bậc học. Sản phẩm này đạt mục tiêu nhân cách ở mức độ nào tùy thuộc vào nội dung, phƣơng pháp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng và sự tiếp nhận giáo dục của mỗi học sinh.
1.6.2. Yếu tố khách quan .
1.6.2.1.Chế độ chính sách đối với giáo viên
Chế độ chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với giáo viên, cán bộ quản lý (phụ cấp ƣu đãi giáo viên, chế độ lƣơng, cung cấp tài liệu, sách giáo khoa, đƣợc tham quan nghiên cứu học tập thực tế, học tập cập nhật thƣờng xuyên...) là sự động viên, là điều kiện quan trọng đảm bảo cho sự thành công trong quản lý hoạt động dạy học thực thành hệ trung cấp nghề.
1.6.2.2.Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động dạy học bao gôm: Phòng học, bảng viết, bàn ghế, đồ dùng dạy học, nhà xƣởng, vật tƣ, thiết bị phục vụ thực hành, thực tập... là một trong những yếu tố quan trọng, là yêu cầu bắt buộc của hoạt động dạy học., nó có ảnh hƣởng lớn trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo, đồng thời giảm cƣờng độ lao động của giáo viên và học sinh.
Qua những phân tích trên cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng tới các biện pháp quản lý hoạt động dạy học thực hành hệ trung cấp nghề là sự tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, các yếu tố khách quan đóng vai trò là tiền đề và các yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định. Với hoạt động dạy học thực hành, các yếu tố khách quan là cần thiết, nhƣng biện pháp quản lý hoạt động dạy học có trở thành hiện thực hay không lại do các yếu tố chủ quan quyết định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
1. Quản lý dạy học thực hành nghề ở trƣờng Cao đẳng là bộ phận hữu cơ của quản lý dạy học, quản lý đào tạo và quản lý nhà trƣờng nói chung.
2. Nội dung và yêu cầu quản lý dạy học thực hành nghề cần phải tuân thủ quan niệm chung về quản lý dạy học, quản lý dạy học thực hành tại cơ sở giáo dục. Điều khác biệt cần lƣu ý ở đây là quản lý dạy học giới hạn ở khâu thực hành, và các hoạt động thực hành ở đây có tính chuyên môn nghề nghiệp.
3. Dạy học thực hành nghề có những đặc điểm đặc thù nên công tác quản lý quá trình này cũng cần bảo đảm đƣợc những yêu cầu đặc biệt phù hợp với nó.
4. Nội dung chủ yếu của quản lý dạy học thực hành nghề bao gồm: Quản lý kế hoạch dạy học thực hành, Quản lý nội dung, kế hoạch, chƣơng trình giảng dạy thực hành, Quản lý phƣơng pháp dạy học thực hành, Quản lý hoạt động dạy học thực hành của giáo viên, Quản lý hoạt động học tập thực hành.
5. Trọng tâm của quản lý dạy học thực hành nghề là quản lý nội dung, phƣơng pháp dạy học thực hành cũng nhƣ các hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong môi trƣờng thực hành, thực tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ HỆ TRUNG CẤP Ở TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
Dân số Thái Nguyên khoảng 1,2 triệu ngƣời, số lao động đang làm việc 645.467 ngƣời trong đó tỷ lệ qua đào tạo 32% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 16,6%. đến nay Thái Nguyên 100% các huyện, thành phố, thị xã (9/9) đều có trung tâm dạy nghề. Toàn tỉnh có 42 cơ sở đăng ký hoạt động dạy nghề, trong đó có: 4 trƣờng Cao đẳng nghề và trung cấp nghề; 8 trƣờng Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp có chức năng dạy nghề; 14 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm; 16 cơ sở tƣ nhân ngoài công lập, trong đó có 2 cơ sở thuộc doanh nghiệp.
Bảng 2.1. Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2009 - 2012 của tỉnh Thái Nguyên
TT Nội dung Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012
1 Cao đẳng nghề 1.800 2.000 2.200
2 Trung cấp nghề 5.800 7.768 8.200
3 Sơ cấp nghề 28.447 30.705 30.696
Tổng số 34.247 40.173 40.696
(Nguồn: Báo cáo tổng kết dạy nghề của Sở LĐ-TB& XHtỉnh Thái Nguyên năm 2009)
Công tác dạy nghề ở Thái Nguyên đã đƣợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thông qua việc ban hành các qui định, chủ trƣơng chính sách, đầu tƣ cơ sở vật chất. Mạng lƣới cơ sở dạy nghề tiếp tục đƣợc mở rộng.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhƣ: đầu tƣ cơ sở vật chất còn chậm, hầu hết các trƣờng trung học chuyên nghiệp dạy nghề còn trong tình trạng chắp vá, thiếu trang thiết bị, lạc hậu về công nghệ cho yêu cầu thực hành yếu cả về số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và tổ chức đào tạo nhìn chung chƣa đáp ứng đƣợc với tình hình mới, trình độ của giáo viên dạy nghề chƣa đồng đều, chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu, một số giáo viên chƣa đạt chuẩn về trình độ. Vấn đề giải quyết việc làm còn nhiều hạn chế, số học sinh sau tốt nghiệp chƣa có việc làm vẫn còn nhiều.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ thực trạng trên, để phát triển nguồn nhân lực trong những năm tới, Thái Nguyên rất quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách liên quan đến công tác dạy nghề nhƣ Quyết định số 4456/2001/QĐ-UB ngày 16/11/2001 ban hành qui định ƣu đãi khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc. Quyết đinh 1196/2001/QĐ-UB ngày 23/03/2001 ban hành Qui chế tuyển sinh đào tạo nghề…nhằm đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật phục vụ cho các chƣơng trình- kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh và đất nƣớc.
Bảng 2.2. Kế hoạch tuyển sinh dạy nghề giai đoạn 2008 -2020
TT Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
1 Cao đẳng nghề 55.000 85.000 130.000 223.200 300.000 2 Trung cấp nghề 158.850 170.000 180.000 434.000 578.400 3 Sơ cấp nghề 634.075 722.500 845.000 886.400 835.000 4 Nghề 3 tháng 634.75 722.500 845.000 886.400 835.000
Tổng số 1.482.000 1.700.000 2.000.000 2.430.000 2.550.000
(Nguồn: Tài liệu hội nghị tổng kết của Bộ LĐTBXH năm 2008)
2.2. KHÁI QUÁT VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VIỆT ĐỨC 2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển nhà trƣờng 2.2.1. Quá trình thành lập và phát triển nhà trƣờng
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức là đơn vị trực thuộc Bộ Công Thƣơng, có trụ sở đóng trên địa bàn phƣờng Thắng Lợi, thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Trƣờng đƣợc thành lập theo Quyết định số 2465/CL-CB ngày 09/11/1971 của Bộ Cơ khí Luyện kim và khai giảng khóa đào tạo đầu tiên vào ngày 15/9/1973. Trƣờng đƣợc nâng cấp lần thứ nhất và đổi tên thành trƣờng Trung học Công nghiệp Việt Đức theo Quyết định số 13/QĐ-BCN ngày 26 tháng 2 năm 1998 của Bộ Công Nghiệp và đƣợc nâng cấp lần thứ hai và đổi tên thành Trƣờng CĐCN Việt Đức ngày nay theo Quyết định số 1765/QĐ-BGD&ĐT của Bộ Giáo Dục & Đào tạo ngày 10 tháng 04 năm 2006.
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ: a.Chức năng a.Chức năng
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức là một cơ sở đào tạo và nghiên cứu thực nghiệm khoa học, có nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng kỹ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thuật - kinh tế công nghiệp và các trình độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu theo quy định của pháp luật: Công nghệ thông tin; Công nghệ chế tạo máy; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Kế toán; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật điện tử. Nhà trƣờng chịu sự quản lý của Bộ chủ quản là Bộ Công Thƣơng và sự quản lý ngành nghề đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, đƣợc hƣởng các chế độ chính sách của Nhà nƣớc áp dụng cho hệ thống các trƣờng Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề công lập nhà nƣớc.
b. Nhiệm vụ:
- Đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng, TCCN và công nhân lành nghề.
- Bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ và Công nhân kỹ thuật thuộc các ngành, nghề do trƣờng đào tạo; tổ chức đào tạo lại, đào tạo chứng chỉ, bồi dƣỡng theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành.
- Nghiên cứu, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ các chuyên ngành đào tạo của trƣờng. Hợp tác, liên kết với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh trong và ngoài nƣớc để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dƣỡng, tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ gắn với đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhằm khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh của trƣờng, nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhu cầu thực tế sản xuất.
- Quản lý, sử dụng và khai thác có hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn đƣợc Nhà nƣớc giao. Giữ vững đời sống, đảm bảo giữ gìn trật tự an ninh, an toàn xã hội trong nhà trƣờng và địa phƣơng nơi trƣờng đóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
c. Cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của trƣờng CĐCN Việt Đức
2.3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH NGHỀ HỆ TRUNG CẤP TRƢỜNG CĐCN VIỆT ĐỨC
2.3.1.Thực trạng về xây dựng mục tiêu, kế hoạch và tổ chức dạy thực hành nghề ở trƣờng CĐCN Việt Đức
2.3.1.1. Xây dựng mục tiêu
Xây dựng mục tiêu đào tạo nghề là việc xây dựng và thực hiện mục tiêu của tổ chức trong quá trình đào tạo nghề, là một hệ thống những yêu cầu lâu dài và trƣớc mắt của xã hội đối với sự phát triển nhân cách của ngƣời đƣợc đào tạo, đối với những phẩm chất và năng lực cần có của ngƣời học sau từng giai đoạn học tập.
CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
- Đảng ủy - Công Đoàn - Đoàn thanh niên
BAN GIÁM HIỆU
- Hiệu trƣởng - Hiệu Phó 1 - Hiệu Phó 2 - Hiệu Phó 3
CÁC KHOA ĐÀO TẠO
1. Khoa CK Chế tạo máy 2. Khoa Cơ khí Cắt gọt 3. Khoa Cơ khí Động lực 4. Khoa Cơ khí Kết cấu 5. Khoa CN Thông tin 6. Khoa Điện, Đ.Tử, Đ.lạnh 7. Khoa Kinh tế & Quản lý 8. Khoa Khoa học cơ bản 9. Khoa Nguội SC thiết bị 10.Khoa Đào tạo liên kết
PHÒNG CHỨC NĂNG 1. Phòng Công tác HS-SV 2. Phòng Đào tạo 3. Phòng Tổ chức - H.Chính 4. Phòng Tài chính - Kế toán 5. Phòng Quản trị - Đ. Sống 6. Phòng Khảo thí 7. Phòng Thực tập Sản xuất CÁC TRUNG TÂM
1. Trung tâm Đào tạo lái xe ô tô
2. Trung tâm Tin học 3. Trung tâm Ngoại ngữ 4. Trung tâm dịch vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Việc xây dựng mục tiêu đào tạo thực chất là xây dựng bản kế hoạch đào tạo theo chu trình: Chuẩn bị - Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện - Chỉ đạo - Kiểm tra.