Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 44 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên

* Ưu điểm

- 100% ĐNGV có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn, có năng lực, tâm huyết với nghề nghiệp, yêu nghề, yêu trƣờng phấn đấu vì mục đích cao cả của Đảng, Chính phủ, hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao phát huy tốt vai trò của ngƣời thầy trong giáo dục đào tạo, phần lớn GV đƣợc đào tạo bài bản, phát huy đƣợc kinh nghiệm và sáng tạo trong mọi hoạt động của nhà trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Số lƣợng GV đáp ứng cơ bản đƣợc yêu cầu tăng quy mô đào tạo (24,5%/1GV). Cơ cấu giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác đƣợc quan tâm và đã đáp ứng đƣợc các nhiệm vụ của từng ngành đào tạo.

- Chất lƣợng giảng viên: trình độ đào tạo đƣợc nâng lên 57,3%, tỉ lệ đạt chuẩn GV chung của trƣờng là 98,05% (1,95% GV trình độ cao đẳng), 100% GV đạt chuẩn về sƣ phạm và trình độ ngoại ngữ B trở lên, trên 50% GV thông thạo về tin học và ứng dụng CNTT vào thiết kế bài giảng…

* Hạn chế

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, chính sách giảng viên cao đẳng - đại học và đứng trƣớc yêu cầu xã hội khi chúng ta mới hội nhập quốc tế thì trƣờng CĐCN Việt Đức còn thể hiện những bất cập sau:

- Tỉ lệ GV có trình độ sau ĐH còn thấp (dƣới 37,1% ), trong đó đặc biệt là số giảng viên ở trình độ tiến sĩ còn ít (3,12%).

- Năng lực sƣ phạm còn hạn chế, khả năng áp dụng các phƣơng pháp dạy học mới còn ở mức thấp, ít kinh nghiệm về phƣơng pháp dạy học ở các bậc cao (cao đẳng) do trƣờng mới đƣợc nâng cấp từ tháng 4 năm 2006.

- Số giáo viên trẻ còn nhiều do tuyển dụng tăng vì quy mô đào tạo tăng, còn thiếu kinh nghiệm, ít đƣợc quan tâm bồi dƣỡng (số GV có thâm niên công tác < 5 năm 51,9%, số GV < 10 năm là 36,7%).

- Khả năng nghiên cứu khoa học và hƣớng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học còn hạn chế, số GV có đề tài NCKH còn ít do hạn chế về trình độ năng lực cá nhân (61,8%).

* Nguyên nhân chính của những hạn chế

- Mặc dù trƣờng chú trọng phát triển ĐNGV qua các giai đoạn chuẩn bị cho phát triển nâng cấp của nhà trƣờng, song do nhu cầu nguồn lực kỹ thuật tăng mạnh ở các khu công nghiệp Sông Công - Thái Nguyên và phía Bắc nhƣ Bắc Ninh, Bắc Giang..., việc mở rộng qui mô tổ chức và đào tạo quá nhanh đã làm nảy nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý nhà trƣờng.

- Đội ngũ GV chƣa thực sự đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo, nhất là đào tạo cao đẳng và đào tạo lý thuyết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện giảng dạy của giáo viên bị hạn chế, thiếu đồng bộ và chƣa đƣợc khai thác hiệu quả.

- Công tác quản lý, bồi dƣỡng đội ngũ đƣợc chú trọng nhƣng chƣa đi vào chất lƣợng thực sự, hệ thống thƣ viện chƣa đáp ứng đƣợc cho giảng viên khai thác các thông tin và tƣ liệu phục vụ cho giảng dạy và công tác tự bồi dƣỡng của mình.

- Mặt khác bản thân mỗi giảng viên cũng chƣa nhận thức đầy đủ về yêu cầu về nâng cao trình độ toàn diện cho bản thân, nên công tác đầu tƣ vào việc học còn ít chủ yếu là trông chờ vào kế hoạch của khoa và nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thực hành nghề ở trường cao đẳng công nghiệp Việt Đức (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)