LÂM SÀNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP

Một phần của tài liệu NỘI BỆNH LÝ pdf (Trang 35 - 38)

- Điện tâm đồ trải qua 4 giai đoạn:

4.LÂM SÀNG CỦA TĂNG HUYẾT ÁP

-Triệu chứng lâm sàng :Những triệu lâm sàng của tăng huyết áp rất khác nhau

và các triệu chứng này thường không đặc hiệu.

-Phần lớn bệnh nhân chẩn đoán tăng huyết qua việc khám sức khoẻ , khám

bệnh bệnh khác hoặc do những biểu hiện của tổn thương cơ quan đích do tăng huyết

áp .

- Những triệu chứng thường gặp của người bệnh có thể nằm một trong ba

- Do HA cao

- Do bệnh mạch máu của tăng huyết áp

- Do bệnh căn gây ra THA ( THA thứ pht )

+Nhức đầu,xây xẩm, hồi hộp, dễ mệt và bất lực.(do THA )

+Các triệu chứng do bệnh mạch máu của THA là : chảy máu mũi, tiểu

ra máu, mờ mắt, cơn yếu hay chóng mặt do thiếu máu não thoáng qua, cơn đau thắt

ngực, khó thở do suy tim. Đôi khi đau ngực do bóc tách động mạch chủ hoặc do túi

phình ĐMC rỉ xuất huyết.

+Các triệu chứng do bệnh căn gây ra THA bao gồm: uống nhiều, tiểu

nhiều, yếu cơ do hạ kali máu ở bệnh nhân cường Aldosterone tiên phát hoặc tăng cân,

dễ xúc động ở bệnh nhân bị hội chứng Cushing. Ở bệnh nhân bị u tủy thượng thận thường bị nhức đầu, hồi hộp, toát mồ hôi, xây xẩm khi thay đổi tư thế.

-Khám bệnh nhân:

Khám bệnh nhân tăng huyết áp phải làm rỏ 3 mục tiêu sau :

+ Xác định nguyên nhân gây tăng huyết áp

+ Đánh giá tổn thương cơ quan đích , bệnh tim mạch , độ nặng của bệnh và

đáp

ứng điều trị ( nếu có )

+ Xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch và bệnh đồng xảy ra giúp tiên luợng

hướng điều trị

-Hỏi bệnh:

+Hỏi kỷ bệnh sử có thể giúp thầy thuốc nhiều thông tin về nguyên nhân , yếu

tố nguy cơ tim mạch, biến chứng do tăng huyết áp ...

Khi hỏi bệnh cần chú ý .

* Thời gian bị tăng huyết áp . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Biết huyết áp bình thường lần cuối

- Thay đổi của huyết áp

* Điều trị tăng huyết áp trước đó ( nếu có )

- Loại thuốc , liều lượng , tác dụng phụ

* Bệnh sử về dùng thuốc và các chất có thể gây tăng huyết áp :

- Thuốc ngừa thai theo đường uống

- Các thuốc kích thích giao cảm

- Corticoid

- Dùng nhiều muối ăn

* Tiền sử gia đình : - Tăng huyết áp

- Mắc bệnh tim mạch sớm ( nữ < 65 tuổi , nam < 55 tuổi ) , hoặc chết do

bệnh tim mạch .

- Bệnh có tính di truyền như : pheochromocytoma , bệnh thận , đái tháo đường , gút ..

* Triệu chứng nghi ngờ nguyên nhân gây tăng huyết áp

- Yếu cơ

- Tim nhanh từng đợt , toát mồ hôi , run

- Da mỏng , vết nứt da

* Triệu chứng do tổn thương cơ quan đích

- Nhức đầu

- Yếu hoặc giãm thị lực thoáng qua

- Đau ngực

- Khó thở

- Đi cách hồi

* Những yếu tố nguy cơ tim mạch hiện có :

- Hút thuốc lá

-Đái tháo đường

- Rối loạn lipid máu

- Ít vận động thể lực

*Ăn uống : rượu , muối , mỡ bảo hoà , cà phê * Yếu tố tâm lý - Hoàn cảnh gia đình - Công việc - Trình độ văn hoá * Tình trạng tình dục * Ngưng thở lúc ngủ - Nhức đầu lúc sáng sớm - Ngủ gà ban ngày - Ngáy lớn - Ngủ thất thường Khám thực thể

Việc khám bệnh nhân phải được thực hiện cẩn thận phát hiện các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp hoặc các biểu hiện của bệnh gây ra tăng huyết áp . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đo huyết áp theo đúng kỷ thuật

- Đo cân nặng , chiều cao , tính chỉ số khối cơ thể, đo vòng bụng , khám da , cơ

.

- Khám cổ : sờ , nghe chú ý âm thổi động mạch cảnh ,tĩnh mạch cổ nổi , tuyến

giáp to , có âm thổi ..

- Khám tim : ghi nhận kích thước tim , nhịp tim , dấu nẩy trước ngực , tiếng T2 mạnh , có thể nghe tiếng T4 hoặc tiếng ngựa phi T3, âm thổi …

- Khám chi phát hiện giảm hay mất mạch ngoại biên , phù .

- Khám vùng bụng phải chú ý phát hiện các âm thổi vùng bụng,vùng động mạch

chủ và động mạch thận , thận to , động mạch chủ nảy bất thường .

- Khám phổi : tìm ran ở phổi hoặc các bằng chứng co thắt phế quản

- Đánh giá về thần kinh .

- Soi đáy mắt bệnh nhân là một kỹ thuật phải được tiến hành để để xác định

bệnh võng mạc do tăng huyế áp .

Theo xếp loại của KEITH-WAGENER và BAKER tổn thương đáy mắt do tăng huyết áp được chia làm 4 mức độ

Mức độ I: Lòng động mạch bị co hẹp

Mức độ II: Có dấu bắt chéo động – tĩnh mạch ( dấu S.GUNN)

Mức độ III: Có dấu bắt chéo động – tĩnh mạch, phù nề xuất huyết, xuất tiết

Mức độ IV: Mức độ ba và phù gai thị

Một phần của tài liệu NỘI BỆNH LÝ pdf (Trang 35 - 38)