Suy tim kháng trị, cần can thiệp đặc biệt.

Một phần của tài liệu NỘI BỆNH LÝ pdf (Trang 26 - 28)

đặc biệt.

Có triệu chứng cơ năng rất nặng lúc nghỉ

mặc dù điều trị nội khoa tối đa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự (2008), “Khuyến Cáo 2008 Của Hội Tim Mạch

Học Việt Nam Về Chẩn Đoán, Điều Trị Suy Tim”, Khuyến Cáo 2008 Về Các

Bệnh Lý Tim mạch & Chuyển Hóa, Nhà Xuất Bản Y Học, tr.438-475.

2. McMurray J, Petrie M, Swedberg K, et al (2009), “Heart Failure”, The ESC Textbook of Cardiovascular Medicine 2nd, Oxford University Press, pp.835-892.

3. Rodeheffer RJ, Redfield MM, (2007), “Heart Failure: Diagnosis and Evaluation”, Mayo Clinic Cardiology Concise Textbook, Mayo Clinic Scientific

Press, pp.1101-1112.

4. Greenberg B, Kahn AM (2011), “Clinical Assessment of Heart Failure”,

Braunwald's Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine 9th,

Bài 4. VIÊM MÀNG NGOÀI TIM

Nguyễn Thị Diễm

Mục tiêu

1. Nêu được các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng ngoài tim cấp. 2. Trình bày được các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng của viêm màng ngoài tim co thắt.

3. Nêu các chỉ định điều trị ngoại khoa trong viêm màng ngoài tim.

4. Trình bày được các phương pháp nội khoa trong điều trị viêm màng ngoài tim.

1. ĐẠI CƯƠNG

Viêm màng ngoài tim (VMNT) là bệnh của màng ngoài tim (MNT), được gây

nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Có hai loại chính là viêm màng ngoài tim cấp và viêm màng ngoài tim mãn tính co thắt. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào huyết động học, giai đoạn tiến triển và nguyên nhân gây bệnh.

2. DỊCH TỄ HỌC

Ở Mỹ và các nước phát triển nguyên nhân thường gặp nhất gây tràn dịch là ung

thư trong khi đó các nước chậm phát triển nguyên nhân thường gặp nhất là nhiễm

trùng.

3. NGUYÊN NHÂN

3.1. Nhiễm khuẩn: lao, virus, các vi khuẩn khác (thường gặp trong nhiễm trùng khác)

3.2. Viêm: thấp tim,viêm đa khớp dạng thấp, lupus ban đỏ

3.3. Phản ứng dị ứng miễn dịch: phản ứng dị ứng sau mổ tách van tim 2 lá, hội

chứng sau nhồi máu cơ tim, những phẫu thuật liên quan đến màng ngoài tim

3.4. Ung thư: Nguyên phát hoặc thứ phát như ung thư gan, ung thư phổi, ung thư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung thất

3.5. Các ổ áp xe lân cận: gan, phổi, dưới cơ hoành

3.6. Bệnh tim thiếu máu cục bộ

3.7. Chấn thương lồng ngực: gây tràn máu màng ngoài tim. Vỡ ống ngực: tràn dịch dưỡng chấp MNT

3.8. Rối loạn chuyển hóa: tăng urê gây phản ứng VMNT. Lắng đọng cholesterol ở

MNT

3.9. Do hậu quả của điều trị: thuốc chống đông, điều trị phóng xạ dài ngày ở lồng

ngực

3.10. Do nấm.

3.11. Suy tim nặng: bệnh nhân bị bệnh van tim, bệnh cơ tim có tràn dịch màng ngoài tim.

3.12. Vô căn.

4. VMNT CẤP

4.1.1. Triệu chứng toàn thân

Tùy thuộc vào nguyên nhân: có thể sốt, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút.

4.1.2. Triệu chứng cơ năng

Đau ngực: rất thường gặp, đau lan tỏa không thành cơn kèm cảm giác đè ép ở

ngực trái. Đau tăng lên khi thở, khi nằm và giảm ở tư thế ngồi cuối ra trước, đau thường kéo dài nhiều giờ không bớt đau khi dùng thuốc giãn vành nhưng lại bớt

khi dùng thuốc chống viêm. Khó thở: kiểu nhanh nông, vật vã bất an xuất hiện khi

có dịch gây chèn ép tim cấp.

Khó nuốt: do tim đè vào thực quản phía sau, kèm theo có ho và nấc.

4.1.3. Triệu chứng thực thể

Nhìn, sờ: mỏm tim đập yếu hay cảm giác không thấy đập.

Gõ: diện đục của tim lớn khi tràn dịch nhiều

Nghe: nhịp tim nhanh, tiếng tim mờ xa xăm do bị cản bởi màng nước. Nếu dịch ít sẽ

nghe tiếng cọ màng ngoài tim (khi nín thở tiếng này vẫn còn) dấu này quan trọng vì

nó xác định có viêm màng ngoài tim, có trong 50% trường hợp.

Trên thực tế lâm sàng khi có tràn dịch màng ngoài tim số lượng nhiều, có fibrin tạo vách ngăn khu trú lúc đó nghe vẫn thấy tiếng tim rõ. Có thể có tiếng cọ màng ngoài tim. Các dấu hiệu ứ trệ tuần hoàn ngoại vi:

Phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)

Áp lực tĩnh mạch ngoại biên tăng (bình thường 8-12 cm H2O). Áp lực tĩnh mạch trung tâm tăng (bình thường 4-7 cm H2O)

Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tối đa giảm, huyết áp kẹp. Có thể có mạch nghịch thường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kussmaul (khi hít vào mạch nhẹ đi).

4.2. Cận lâm sàng

4.2.1. Điện tâm đồ

Một phần của tài liệu NỘI BỆNH LÝ pdf (Trang 26 - 28)