- Một Thủ qũi: Căn cứ vào chứng từ liên quan thủ quỹ theo dõi tình hình nhập
Thuỷ Decal
BẢNG TỔNG HỢP TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ KINH DOANH TRONG TỔNG CHI PHÍ KINH DOANH
Năm 2000 cứ 100đ doanh thu thì chi phí nghiệp vụ kinh doanh chiếm 4,6đ hay muốn tạo ra 100đ doanh thu thì cần chi 4,6đ chi phí nghiệp vụ kinh doanh.
55.924.542.389
* Tỷ lệ tăng doanh số năm 99/00 = = 153,17%
36.512.371.005
2.571.998.877
* Tỷ lệ tăng chi phí kinh doanh năm 99/00 = = 118,80% 2.164.914.414
Qua số liệu ở trên ta thấy:
Doanh số năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 về số tương đối là 53,17% và số tuyệt đối là 19.412.171.384 đồng (55.924.542.389 - 36.512.371.005 = 19.412.171.384).
Chi phí kinh doanh năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 về số tương đối là 18,80% và số tuyệt đối là 407.084.463 đồng (2.571.998.877 - 2.164.914.414 = 407.084.463).
Fi
• Tỷ trọng từng khoản mục chi phí Ci = × 100 F
Tỷ trọng từng khoản mục chi phí được phân tích ở bảng sau: (xem trang sau:)
CÔNG TY VẬT TƯ CHUYÊN DÙNG XĂNG DẦU
BẢNG TỔNG HỢP TỶ TRỌNG TỪNG KHOẢN MỤC CHI PHÍ KINH DOANH TRONG TỔNG CHI PHÍ KINH DOANH DOANH TRONG TỔNG CHI PHÍ KINH DOANH
Tổng chi phí: 100,00 100,00
1.Chi phí tiền lương 37,34 34,99
2.Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 2,86 3,46
3.Chi phí CCDC, bao bì 0,86 3,93
4.Chi phí KH TSCĐ 10,97 11,38
5.Chi phí sửa chữa TSCĐ 2,86 2,75
6.Chi phí lãi vay 0,4 6,40
7.Chi phí bảo quản 1,91 1,08
8.Chi phí vận chuyển 5,17 5,26
9.Chi phí hao hụt 1,34 1,46
10.Chi phí bảo hiểm 0,87 0,87
11.Chi phí HH ĐL,môi giới, hỗ trợ bán hàng 0,54 0,00
12.Chi phí đào tạo tuyển dụng 1,25 0,71
13.Chi phí dịch vụ mua ngoài 9,99 9,30
14.Chi phí văn phòng và chi phí công tác 11,19 8,77
15.Chi phí dự phòng 0,00 0,00
16.Chi phí theo chế độ cho người lao động 2,88 0,71
17.Chi phí quảng cáo,tiếp thị, giao dịch và khác 8,76 6,73
18.Thuế, phí và lệ phí 0,79 2,19
Từ số liệu đã tính được ở trên ta thấy:
- Chi phí tiền lương năm 2000 so với năm 1999 thấp hơn 2,35% nhưng tiền lương năm 2000 lại lớn hơn năm 1999. Tiền lương năm 2000 tăng lên là do Công ty tuyển thêm một số CBCNV và thay thế chi phí hoa hồng đại lý bằng lương sản phẩm tức là các đại lý bán được nhiều sản phẩm hàng hoá thì sẽ được hưởng nhiều và ngược lại.
- Chi phí CCDC bao bì năm 2000 lại lớn gấp hơn 5 lần so với năm 1999. Việc chi phí CCDC bao bì tăng lên quá nhiều như vậy là do sản lượng hàng hoá được tiêu thụ nhiều hơn, do mức hàng tồn kho quá lớn và cũng do chưa tiết kiệm được khoản mục chi phí này.
- Chi phí lãi vay năm 2000 tăng hơn quá nhiều so với năm 1999. Đây là dấu hiệu không tốt đối với Công ty. Điều này có thể do Công ty mở rộng kinh doanh nên cần nhiều vốn mà vốn kinh doanh hiện có lại thiếu nhiều. Theo em, Công ty nên xem xét lại tình hình vay vốn để kinh doanh cùng với đề nghị
Tổng Công ty phê duyệt và cho vay một số vốn kinh doanh nhất định để Công ty có thể giảm bớt khoản mục chi phí lãi vay này.
- Chi phí theo chế độ cho người lao động năm 2000 giảm chỉ bằng 29,46% so với năm 1999 ( 18.361.800 × 100% = 29,46% ). Lý do là sang
62.323.000
năm 2000, Công ty không thực hiện chế độ ăn ca cho người lao động. Tuy nhiên, theo em Công ty nên tăng chi cho khoản mục chi phí này hơn cho toàn bộ CBCNV, đặc biệt là những CBCNV phải làm việc trong điều kiện có độc hại để kích thích tinh thần và trách nhiệm làm việc của họ.
Còn lại các khoản mục chi phí tuy có biến động nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, qua phân tích ở trên chúng ta mới chỉ thấy được tình hình biến động chi phí kinh doanh mà chưa thấy được hiệu quả của việc sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty.
Tổng chi phí kinh doanh *Tỷ suất chi phí =
tính trên lợi nhuận (Hf) Lãi thuần từ hoạt động KD 2.572.998.877 Hf năm 2000 = = 10,692 đồng 240.637.398 2.164.914.414 Hf năm 1999 = = 7,196 đồng 300.830.078
Lãi thuần từ hoạt động KD *Tỷ suất lợi nhuận =
tính trên chi phí (Hp) Tổng chi phí kinh doanh 300.830.078 Hp năm 1999 = = 0,139 đồng 2.164.914.414 240.637.877 Hp năm 2000 = = 0,094 đồng 2.571.998.877
Qua tính toán 2 chỉ tiêu Hf và Hp cho năm 1999 và năm 2000 ta thấy: hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh năm 2000 là kém hiệu quả hơn so với năm
1999. Cụ thể, năm 1999 cứ 1 đồng lợi nhuận thu được cần bỏ ra 7,196 đồng chi phí hay cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 0,139 đồng lợi nhuận, còn năm 2000 thì cứ 1 đồng lợi nhuận thu được sẽ phải bỏ ra 10,692 đồng chi phí hay cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được 0,094 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, tuy có biến động nhiều các khoản mục chi phí trong tổng chi phí kinh doanh của Công ty nhưng đó là biến động theo chiều hướng xấu vì việc sử dụng chi phí kinh doanh năm 2000 là kém hiệu quả hơn so với năm 1999.
Có thể nói, năm 2000 là năm Công ty gặp nhiều khó khăn. Trên thương trường ngành hàng kinh doanh của Công ty chịu sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường, cung cầu gần như công bằng, nhu cầu tiêu thụ tăng với tốc độ chậm. Ngoài ra do Công ty thiếu vốn kinh doanh, các hợp đồng nhập khẩu hầu như đều phải vay ngoại tệ của Ngân hàng mà đồng Việt Nam lại ngày càng mất giá.
Công ty mở thêm một xí nghiệp sản xuất các mặt hàng phụ tùng, bể chứa xăng dầu và sửa chữa lắp ráp nhưng hiệu quả chưa cao vì nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn đâù tư công nghệ sản xuất và do thị trường nội địa ưa hàng ngoại hơn nên Xí nghiệp sản xuất chỉ theo đơn đặt hàng.
Vậy để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn, vấn đề đặt ra cho các nhân viên kế toán cũng như ban lãnh đạo của Công ty là phải làm sao hạch toán chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tìm ra biện pháp điều chỉnh tình hình sử dụng chi phí cho niên độ tiếp theo, để có thể sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn các khoản mục chi phí cũng như tổng chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa.
Với lý do trên, qua nghiên cứu thực tế tình hình hạch toán chi phí nghiệp vụ kinh doanh tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí nghiệp vụ kinh doanh và hiệu quả sử dụng chi phí tại Công ty.
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ NGHIỆP
VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY THIẾT BỊ XĂNG DẦU PETROLIMEX