khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, ghi: Nợ TK 642(6426) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139, 159...
Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài:
- Khi phát sinh chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, chi phí
sửa chữa TSCĐ một lần với giá trị nhỏ...ghi:
Nợ TK 642(6427) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 133(1331) - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 335
- Trường hợp sử dụng phương pháp phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát
sinh một lần có giá trị lớn: + Khi phát sinh chi phí, ghi:
Nợ TK 142(1421) - Chi phí trả trước Có TK 111, 112, 331, 334, 338...
+ Định kỳ, phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi: Nợ TK 642(6427) - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 142(1421) - Chi phí trả trước
-Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ:
+ Khi trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ vào chi phí quản lý, ghi: Nợ TK 642(6427) - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
+ Khi chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế phát sinh, ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Hạch toán chi phí khác:
- Khi phát sinh các chi phí khác như chi phí hội nghị khách hàng, tiếp
khách,...ghi:
Nợ TK 642(6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 133(1331) - Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 111, 112, 331, 335
-Phản ánh lãi vay vốn dùng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 642(6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 111, 112, 335
-Khi phát sinh các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111, 112, 138(1388)
Có TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với những hoạt động có chu kỳ kinh doanh dài, trong kỳ không có sản phẩm tiêu thụ, cuối kỳ ghi:
Nợ TK 142(1422) - Chi phí trả trước
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Đối với những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cung cấp nội bộ sử dụng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6422, 6423, 6427, 6428) - Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 133(1331) - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333(3331) - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Cuối kỳ, xác định số phải nộp cấp trên về chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 336 - Phải trả nội bộ
Cuối kỳ, căn cứ vào tổng chi phí quản lý doanh nghiệp đã tập hợp bên Nợ
TK 642 để phân bổ vào chi phí trong kỳ và kết chuyển vào TK 911, ghi: Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Quá trình hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên sơ đồ sau (xem trang sau:)
* Sổ kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán được áp dụng tại doanh nghiệp mà từ đó kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp sử dụng các loại sổ tương ứng.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức "Chứng từ ghi sổ" kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện trên các sổ sau:
+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
+ Sổ Cái TK 641 "Chi phí bán hàng" + Sổ chi tiết chi phí bán hàng
III-SỰ CẦN THIẾT PHẢI HẠCH TOÁN ĐÚNG ĐẮN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
Gắn với quá trình kinh doanh thương mại nhất thiết sẽ phát sinh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán chi phí là một khâu hạch toán quan trọng, nó xác định các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình tiêu thụ hàng hoá và quản lý các hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có biện pháp không ngừng hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Hạch toán đúng đắn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa rất thiết thực trong công tác quản lý cũng như trong tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Nó đảm bảo phản ánh, giám đốc kịp thời, đầy đủ, chính xác các khoản chi phí phát sinh; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của từng khoản chi phí; xác định chính xác chi phí thực tế phát sinh về tổng mức chi phí theo từng địa điểm, từng khoản mục, đặc biệt trong cơ chế hạch toán kinh tế độc lập, mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều phải thực hiện lấy thu bù chi và đơn vị phải tự chủ về tài chính. Do vậy, việc tổ chức hạch toán đúng đắn 2 loại chi phí đó đảm bảo xác định chính xác thu nhập, khắc phục tình trạng “lãi giả lỗ thật”, góp phần ngăn ngừa hiện tượng tham ô lãng phí trong kinh doanh.
Hạch toán đúng đắn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán chi phí sẽ tạo ra một hệ thống chứng từ, sổ sách vận động phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc phấn đấu hạ thấp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả kinh doanh là cần thiết và là vấn đề cấp bách. Đó là một trong những nhân tố quyết định chỗ đứng ổn định của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường.
B- ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP. PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc quản lý và sử dụng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nó không những đảm bảo cho việc thực hiện tốt kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tăng doanh thu mà còn đảm bảo tiết kiệm một cách hợp lý những khoản chi phí này.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là hai chỉ tiêu trong Báo cáo Kết quả kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp…Chính vì vậy, nếu những khoản chi phí này bị phản ánh sai lệch thì có thể làm những người quan tâm hiểu sai lệch về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là một nội dung quan trọng đồng thời cũng là một biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bởi lẽ, qua phân tích những người quan tâm có thể nhận thức, đánh giá đúng đắn và toàn diện tình hình chi phí phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp. Qua đó thấy được tình hình quản lý và sử dụng các loại chi phí này có phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, với những nguyên tắc của quản lý kinh tế tài chính và mang lại hiệu quả kinh tế hay không. Mặt khác, qua phân tích cũng giúp chúng ta tìm ra được những tồn tại trong quản lý và sử dụng những chi phí này để từ đó xác định những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan để đề ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn hiệu quả sử dụng chi phí. Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu dùng để phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: