Giải pháp phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 107 - 117)

II. Các giải pháp xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dƣơng

5. Giải pháp phát huy vai trò của công đoàn cơ sở trong xây dựng đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

đội ngũ công nhân tỉnh Bình Dương

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục đội ngũ công nhân

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phƣơng thức hoạt động của tổ chức Công đoàn các cấp. Nghiên cứu việc quy định cơ cấu đại diện công đoàn vào thƣờng vụ cấp uỷ ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, đông công nhân.

Các cấp công đoàn cần hƣớng mạnh hoạt động về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy công nhân, viên chức, lao động làm đối tƣợng vận động, lấy chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, ngƣời lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội làm mục tiêu hoạt động.

Công đoàn cần tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, ý thức tự lực, tự cƣờng, tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên định con đƣờng xã hội chủ nghĩa cho công nhân; tập hợp trí tuệ của công nhân để tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi và thực hiện chính sách pháp luật.

Chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cơ sở, nhất là chủ tịch công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, về trình độ chính trị, hiểu biết chính sách, pháp luật lao động và kỹ năng công tác.

Tham gia sửa đổi, bổ sung Luật Công đoàn cho phù hợp, tƣơng thích với các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan; xác định rõ vị trí, chức năng, quyền và cơ chế đảm bảo để công đoàn thực hiện tốt chức năng trong thời kỳ mới. Thống nhất việc thu kinh phí công đoàn tại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện theo quy định của Luật Công đoàn và của Chính phủ; sử dụng cho việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, sinh hoạt văn hoá, thi đua, khen thƣởng, phúc lợi xã hội và các hoạt động khác của công nhân tại chính doanh nghiệp đó, kể cả việc trả lƣơng hoặc phụ cấp lƣơng cho cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp.

Đổi mới nội dung, phƣơng thức và nâng cao chất lƣợng đào tạo cán bộ công đoàn. Tăng cƣờng và mở rộng quan hệ đoàn kết, hợp tác quốc tế với giai cấp công nhân và công đoàn các nƣớc trên thế giới.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc của công nhân tại doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, có sức hấp dẫn đối với ngƣời lao động và tạo đƣợc sự đồng tình, ủng hộ của ngƣời sử dụng lao động.

Sớm bổ sung cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ công đoàn cơ sở và chế độ phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của công nhân :

- Tuyên truyền, phổ biến đến đoàn viên, công nhân, lao động về đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, chú trọng các chính sách có liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của ngƣời lao động nhƣ chính sách lao động, tiền lƣơng, tiền công, bảo hộ lao động, bảo vệ môi trƣờng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chính sách giải quyết việc làm, dân số và kế hoạch hóa gia định...

- Tuyên truyền phổ biến pháp luật đến đoàn viên, công nhân, lao động, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền phổ biến luật Lao động, luật Công đoàn, luật Doanh nghiệp để công nhân, lao động hiểu biết pháp luật và tự giác thực hiện pháp luật, tự bảo vệ mình trƣớc pháp luật.

- Tuyên truyền về tính chất, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, về mục tiêu hoạt động công đoàn vì lợi ích của ngƣời lao động và của giai cấp công nhân, về nghĩa vụ, quyền lợi của đoàn viên công đoàn.

- Giáo dục nâng cao tay nghề cho công nhân, lao động, đề cao tinh thần trách nhiệm trong quá trình sản xuất, xây dựng nếp sống văn hóa trong lao động, trong cuộc sống, trong gia đình, trong tình bạn, tình yêu và trong cả cộng đồng, xã hội.

Cần chú trọng giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, truyền thống đạo đức của giai cấp công nhân, ý thức độc lập tự chủ, năng động sáng tạo, giáo dục nhân cách và danh dự, giáo dục nghĩa vụ, trách nhiệm và lợi ích ngƣời lao động, giáo dục thái độ đúng đắn về quan hệ lợi ích Nhà nƣớc, lợi ích ngƣời sử dụng lao động và lợi ích ngƣời lao động để xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ góp phần phát triển doanh nghiệp, phát triển đất nƣớc và bảo đảm quyền lợi cho ngƣời lao động.

Giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành kỷ luật lao động, ủng hộ những chủ trƣơng, biện pháp đúng đắn của ngƣời sử dụng lao động, đồng thời có thái độ xây dựng, đấu tranh với những vi phạm

pháp luật của ngƣời sử dụng lao động, giáo dục ý thức đoàn kết, thân ái giai cấp trong nội bộ doanh nghiệp và trong cộng đồng.

Các hình thức biện pháp chủ yếu của Công đoàn cơ sở cần tiến hành nhằm thực hiện tốt các hoạt động trên là:

- Tuyên truyền miệng, tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin hiện có ở cơ sở nhƣ tờ tin, bảng tin... với những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm.

- Tổ chức toạ đàm, trao đổi trong tổ, phân xƣởng đến doanh nghiệp. Tổ chức đối thoại, giải thích, giải đáp giữa ngƣời sử dụng lao động với cán bộ công đoàn và đoàn viên, công nhân, lao động.

- Tổ chức giới thiệu sách, báo, tạp chí, bản tin và các ấn phẩm văn hóa khi có điều kiện.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các văn bản pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, các giải pháp công nghệ – kỹ thuật, các sự kiện lịch sử... nhân dịp các ngày lễ lớn.

- Tổ chức biểu dƣơng những gƣơng ngƣời tốt, việc tốt và động viên khen thƣởng kịp thời.

Tích cực bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, lao động. Công đoàn cơ sở các doanh nghiệp trong nƣớc, doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài chú trọng quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng và đăng ký thang bảng lƣơng; qui chế trả lƣơng, thƣởng cho công nhân, viên chức, lao động.

- Hƣớng dẫn công nhân, lao động giao kết hợp đồng lao động với ngƣời sử dụng lao động.

- Chủ động cùng với ngƣời sử dụng lao động xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể theo đúng qui định của pháp luật.

- Tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ công nhân, lao động trong những lúc khó khăn, hoạn nạn, gia đình có việc hiếu, hỷ... đồng thời nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng của đoàn viên, ngƣời lao động để có cơ sở tham gia, đề xuất với chủ doanh nghiệp có những giải pháp hỗ trợ ngƣời lao động.

- Phát hiện và tham gia với ngƣời sử dụng lao động giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.

- Cùng với chủ doanh nghiệp chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, bảo hộ lao động, quan tâm tới công tác học tập nâng cao trình độ cho công nhân, lao động. Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao, tham quan du lịch .... Tạo sự phấn khởi, vui tƣơi và hăng hái lao động sản xuất trong công nhân, viên chức, lao động.

Các hình thức, biện pháp chủ yếu Công đoàn cần tiến hành nhằm thực hiện tốt các mặt hoạt động trên là:

- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở đại diện cho tập thể ngƣời lao động trong doanh nghiệp thƣơng lƣợng với chủ doanh nghiệp để dự thảo hoặc tham gia dự thảo thỏa ƣớc lao động tập thể, phối hợp với chủ doanh nghiệp tổ chức các hình thức lấy ý kiến đóng góp của ngƣời lao động vào dự thảo thỏa ƣớc lao động tập thể; tổ chức giám sát việc thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể với chủ doanh nghiệp sau khi ký kết.

- Tham gia bàn bạc và góp ý với ngƣời sử dụng lao động trong công tác tổ chức tiền lƣơng, định mức lao động, nội qui lao động và qui chế khen thƣởng, kiến nghị với chủ doanh nghiệp thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trƣờng.

- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cần tổ chức theo dõi, phát hiện kịp thời các trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động vi phạm các Điều qui định trong Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.

- Phối hợp thành lập Hội đồng hoà giải cơ sở và tham gia hoạt động hoà giải tại doanh nghiệp có hiệu quả, giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động phát sinh.

- Kiến nghị với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý những vi phạm pháp luật của ngƣời sử dụng lao động.

- Tìm hiểu, phát hiện, khai thác, nắm tâm tƣ, nguyện vọng và những bức xúc của đoàn viên, công nhân, lao động để có kế hoạch giúp đỡ và kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết, tháo gỡ kịp thời.

- Vận động, tổ chức và hƣớng dẫn đoàn viên công đoàn và công nhân, lao động thực hiện đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

- Vận động đoàn viên, công đoàn và công nhân, lao động giúp đỡ nhau trong sản xuất, tƣơng trợ nhau trong công việc hàng ngày. Khơi dậy các tiềm năng và lòng nhiệt tình, hăng say trong công nhân, lao động, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất. Áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh, nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của doanh nghiệp và của ngƣời lao động.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động giúp đỡ nhau giải quyết những vƣớng mắc trong cuộc sống, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau học tập nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ để có đủ kiến thức đáp ứng đƣợc yêu cầu sản xuất, kinh doanh.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động giữ vững kỷ luật lao động, thực hiện nội qui, qui chế doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, thực hành tiết kiệm và chống các tệ nạn xã hội.

- Vận động đoàn viên, công nhân, lao động chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật (đặc biệt là Bộ luật Lao động, luật Doanh nghiệp, luật Công đoàn...) các chính sách an sinh xã hội.

Các hình thức, biện pháp chủ yếu công đoàn tiến hành nhằm thực hiện tốt các mặt hoạt động trên là:

- Tổ chức phát động phong trào thi đua với nội dung thiết thực phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp, tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thƣởng kịp thời những ngƣời có thành tích trong thi đua. Phát động công nhân, lao động đấu tranh chống buôn lậu, trốn thuế, làm hàng giả, chống tham nhũng, bảo vệ lợi ích Nhà nƣớc, của tập thể lao động và doanh nghiệp.

- Mỗi đợt phát động thi đua, yêu cầu ngƣời sử dụng lao động trích tỷ lệ giá trị làm lợi cho công đoàn. Công đoàn sử dụng quỹ đó vào việc động viên, khen thƣởng đoàn viên công đoàn và công nhân, lao động tham gia.

- Tổ chức sinh hoạt tổ công đoàn, các cuộc sinh hoạt chuyên đề gọn nhẹ, thƣờng xuyên, thiết thực.

- Phân công đoàn viên đảm nhận một vài hoạt động công đoàn cụ thể phù hợp với khả năng của đoàn viên.

- Cùng với chủ doanh nghiệp tổ chức Hội nghị công nhân lao động hàng năm để phổ biến công khai nội dung thỏa ƣớc lao động tập thể; Công bố danh sách Hội đồng hoà giải cơ sở và nội dung hoạt động của Hội đồng; Công khai nội qui lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các qui định khác của doanh nghiệp; Công khai định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng, tiền làm thêm giờ, chế độ dƣỡng sức phục hồi sức khoẻ, tiền thƣởng, chế độ nâng bậc lƣơng theo định kỳ hàng năm đối với công nhân lao động. Trong hội nghị này chủ doanh nghiệp (hoặc ngƣời sử dụng lao động) phải giải trình những kiến nghị, thắc mắc của công nhân lao động liên quan đến quan hệ lao động hoặc các quan hệ khác giữa ngƣời lao động và giới chủ.

- Tổ chức phong trào thi đua “giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động. Vận động nữ công nhân viên chức lao động tham gia các hoạt động xã hội và các phong trào thi đua chung do công đoàn phát động.

Tích cực bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, phát triển đoàn viên công đoàn

Tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng những cán bộ năng động, có uy tín, có khả năng tập hợp quần chúng, có khả năng lãnh đạo và điều hành tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn cơ sở phải là những cán bộ, công nhân, viên chức lao động có thời gian đã làm việc tại doanh nghiệp ít nhất từ 3 đến 5 năm, hiểu biết về nghề nghiệp, am hiểu hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; có trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần tập thể, tận tuỵ có tình cảm chân thành, thƣơng yêu công nhân, lao động.

- Đào tạo cán bộ công đoàn bằng nhiều hình thức cụ thể nhƣ: bồi dƣỡng nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ công đoàn. Vận động để cán bộ công đoàn tự học tập, nghiên cứu, trao đổi học hỏi kinh nghiệm. Các cấp công đoàn cần thƣờng xuyên, xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo ngắn hạn; đào tạo tại chức, đƣa đi đào tạo dài hạn...

- Định kỳ tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động của tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, Công đoàn cơ sở, duy trì thƣờng xuyên công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn bằng các hình thức linh hoạt, hiệu quả.

- Xây dƣng chƣơng trình, kế hoạch phát triển đoàn viên, nội dung sinh hoạt tổ công đoàn, công đoàn bộ phận và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở cho từng quý và thƣờng xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện theo chƣơng trình kế hoạch.

- Phân công các uỷ viên Ban chấp hành công đoàn phụ trách các mảng công tác của Công đoàn, định kỳ báo cáo kết quả trƣớc Ban chấp hành và hội nghị đoàn viên.

Nội dung, hình thức, biện pháp hoạt động đối với Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp phải là những nội dung thiết thực, phù hợp với điều kiện của cán bộ và đoàn viên công đoàn. Nếu Công đoàn cơ sở thực hiện tốt thì chắc chắn Công đoàn sẽ hấp dẫn với đoàn viên, sẽ thu hút đƣợc đông đảo công nhân, viên chức, lao động tham gia vào hoạt động công đoàn.

Kết hợp thực hiện các biện pháp xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh

Xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh cần chú ý đến những biện pháp cơ bản sau:

- Tiếp tục đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công đoàn có năng lực, có trình độ lý luận, nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp thuyết phục ngƣời sử dụng lao động, tập hợp đông đảo quần chúng tham gia tổ chức Công đoàn.

- Bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ công đoàn thƣờng xuyên, liên tục phù hợp với điều kiện cụ thể, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp đủ trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

- Củng cố, kiện toàn tổ chức từ tổ trở lên sau mỗi nhiệm kỳ. Coi trọng việc hƣớng dẫn, chỉ đạo, giúp đỡ tổ công đoàn, công đoàn bộ phận

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 107 - 117)