Thực trạng về công tác xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp ở tỉnh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 - 63)

. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:

10. Thực trạng về công tác xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp ở tỉnh

đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương

Công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp

Xác định rõ vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở, thời gian qua, Tỉnh uỷ đã rất quan tâm đến công tác xây dựng Đảng ở khối doanh nghiệp tỉnh. Từ khi đƣợc thành lập, Đảng uỷ khối doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp để xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp. Tính đến cuối năm 2008, toàn tỉnh có 846 tổ chức cơ sở đảng

trong các doanh nghiệp, với 3.891 đảng viên, trong đó có 39 cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với 621 đảng viên.

Chỉ tính riêng trong 2 năm 2008 - 2009, các đảng bộ trong tỉnh đã xây dựng đƣợc 17 chi bộ đảng ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, với tổng số 208 đảng viên, trong đó có 1 chi bộ Đảng ở doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với 8 đảng viên. Phần lớn các tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc hình thành trên cơ sở tập hợp các đảng viên là bộ đội xuất ngũ, cán bộ nghỉ hƣu, cán bộ trƣớc đây làm trong các cơ quan, doanh nghiệp của nhà nƣớc đã nghỉ chế độ hoặc chuyển sang hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp loại này.

Nhìn chung, các tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp của Nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển đổi thành công ty cổ phần hoặc liên doanh, liên kết, phần lớn đảng viên hoạt động ổn định, cơ sở đảng hoạt động tốt. Đối với cơ sở đảng trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mới thành lập, bƣớc đầu một số cơ sở hoạt động tƣơng đối tốt, một số cấp uỷ đã xây dựng đƣợc quy chế làm việc và mối quan hệ với chủ doanh nghiệp, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò gƣơng mẫu của đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần ổn định và phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, số lƣợng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn chiếm tỷ lệ thấp; hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, chƣa thực sự đáp ứng yêu cầu. Điều kiện cho sinh hoạt đảng cũng gặp không ít khó khăn do thời gian làm việc tại các doanh nghiệp theo ca kíp nên việc tập hợp sinh hoạt đảng viên còn nhiều hạn chế, hầu hết phải thực hiện ngoài giờ.

Công tác xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong các doanh nghiệp

Tỉnh đoàn đã tổ chức các Hội nhƣ hội thanh niên trong công nhân, hội thanh niên trong doanh nghiệp, tổ công nhân tự quản trong khu nhà trọ. Toàn tỉnh (đầu năm 2008) đã có 59 chi hội, câu lạc bộ thanh niên công nhân trong các doanh nghiệp, với 3.260 hội viên; 346 chi hội thanh niên công nhân nhà trọ với 15 ngàn hội viên. Hoạt động của đoàn thanh

niên, hội liên hiệp thanh niên tỉnh đã có tác động tích cực đến đội ngũ công nhân Bình Dƣơng – nơi có tỷ lệ công nhân trẻ chiếm tỷ lệ lớn.

Điểm nổi bật trong công tác giáo dục của tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp thời gian qua là đã tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị “Tuổi trẻ Việt Nam tiến bƣớc dƣới cờ Đảng”; cuộc vận động “Tiếp lửa truyền thống mãi mãi tuổi hai mƣơi”; “Tuổi trẻ Việt Nam sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại” đã đƣợc triển khai sáng tạo, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia.

Công tác nắm tình hình tƣ tƣởng và dƣ luận xã hội trong thanh niên đƣợc quan tâm duy trì thƣờng xuyên, đóng góp tích cực vào sự quản lý, điều hành và định hƣớng tƣ tƣởng của lãnh đạo các cấp. Nổi bật là sự tham gia vận động thanh niên công nhân không đình công trái pháp luật, chống lại kẻ xấu kích động phá hoại của Đoàn thanh niên ở các huyện có nhiều khu công nghiệp đã góp phần đáng kể cùng với các ngành chức năng giữ vững ổn định tình hình kinh tế, chính trị trong tỉnh.

Các cấp bộ Đoàn đã tập trung chỉ đạo và triển khai thực hiện nhiều nội dung, giải pháp, mô hình nhằm củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động cơ sở nhƣ: Mô hình kết nghĩa giữa chi đoàn khối cơ quan, khối lực lƣợng vũ trang với chi đoàn, Hội ở các doanh nghiệp. Hoạt động kết nghĩa đem lại sự đa dạng, phong phú trong sinh hoạt Đoàn, tạo điều kiện cho khối thanh niên công nhân tiếp cận với thông tin khoa học kỹ thuật; giao ban chi đoàn khu, ấp, khu nhà trọ đƣợc triển khai hàng tháng đã nắm bắt kịp thời các hoạt động, các vấn đề nảy sinh, từ đó có những định hƣớng trong hoạt động của chi đoàn… tạo ra những nét mới trong hoạt động đoàn của địa phƣơng.

Với việc định hƣớng các chủ đề trọng tâm nhƣ củng cố, phát triển tổ chức cơ sở Hội, đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên công nhân”, Tỉnh uỷ xây dựng đề án “Tăng cƣờng công tác đoàn kết tập hợp thanh niên công nhân nhà trọ giai đoạn 2006 -2010” công tác đoàn kết tập hợp thanh niên của tỉnh ngày càng đƣợc mở rộng. Thông qua nhiều chƣơng trình, dự án nhƣ “Tăng cƣờng khả năng tiếp cận các nguồn lực cộng đồng cho thanh niên công nhân”; “Bạn gái và các vấn đề xã hội”, thành lập quỹ “Thanh niên xa quê có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” với

gần 200 triệu đồng và nhiều hoạt động văn hoá, thể thao, chiếu phim đƣợc tổ chức đã phục vụ cho hàng trăm ngàn lƣợt thanh niên công nhân hàng năm, qua đó thanh niên công nhân trong các khu nhà trọ, khu công nghiệp tập trung đã đƣợc quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần. Các cấp bộ đoàn đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, thể thao tại các khu công nghiệp, khu nhà trọ của công nhân, tổ chức “Ngày hội thanh niên công nhân”; hội thi “Nét đẹp nữ thanh niên công nhân xa quê”, chăm lo cho thanh niên công nhân vào các dịp lễ, tết; triển khai dự án ”Bạn gái và các vấn đề xã hội”; chƣơng trình tƣ vấn, chăm sóc sức khoẻ thanh niên khu vực nhà trọ, bảng tin thanh niên công nhân… đƣợc Đoàn thanh niên thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên công nhân trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ xã hội. Các hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với nhiều hình thức phong phú đa dạng ngày càng thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, không chỉ đơn thuần là các hoạt động vui chơi, giải trí mà còn là mối dây liên kết gắn bó mật thiết với sự phát triển của phong trào hành động cách mạng trong thanh niên, góp phần định hƣớng về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, lối sống và nâng cao thể lực cho thanh niên công nhân.

Tuy nhiên, công tác phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức đoàn trong các doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc còn hạn chế, chƣa có nhiều hình thức tập hợp thu hút thanh niên công nhân tham gia sinh hoạt Đoàn.

Công tác xây dựng tổ chức Công đoàn trong các doanh nghiệp

Từ năm 2003 đến năm 2008, Bình Dƣơng đã thành lập mới 956 công đoàn cơ sở, kết nạp 232 ngàn đoàn viên. Chỉ tính riêng năm 2008, cả tỉnh đã phát triển thêm 178 tổ chức Công đoàn cơ sở (CĐCS) với hơn 56 ngàn đoàn viên, nâng tổng số lên 1.929 CĐCS, trong đó có trên 1.200 CĐCS thuộc doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc, chiếm hơn 68% số doanh nghiệp có điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn. Tổng số đoàn viên công đoàn tính đến đầu năm 2009 là 325 ngàn, trong đó đoàn viên thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt trên 67% số công nhân lao động trong các đơn vị có công đoàn cơ sở.

Các cấp công đoàn đã tập trung đầu tƣ thu hút nhiều công nhân gia nhập công đoàn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lƣợng hoạt động của CĐCS. Hàng năm tỷ lệ công đoàn cơ sở đạt chất lƣợng vững mạnh đạt trên 70%, trong đó khối doanh nghiệp nhà nƣớc và cổ phần hoá trên 90%; khối doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc đạt khoảng 54% trong tổng số các CĐCS tham gia phân loại.

Cả tỉnh có 8.643 cán bộ công đoàn từ uỷ viên BCH công đoàn cơ sở trở lên, trong đó có 122 chuyên trách, 45 ngƣời thuộc đơn vị trực thuộc LĐLĐ và 8.476 cán bộ không chuyên trách. Phối hợp cùng Đoàn Thanh niên tỉnh xây dựng 346 chi hội với 15 ngàn hội viên là thanh niên công nhân nhà trọ.... 11.

Trong nhiệm kỳ Đại hội VII Công đoàn tỉnh Bình Dƣơng đã tổ chức đƣợc hàng trăm lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ cho gần 20 ngàn lƣợt cán bộ công đoàn từ tổ trƣởng trở lên, trong đó số uỷ viên Ban Chấp hành cơ sở trở lên đạt gần 70%. Đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên trách của tỉnh đƣợc quy hoạch đào tạo cơ bản, đến này đã có trên 80% số cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở đạt trình độ chứng chỉ đại học phần lý luận và nghiệp vụ công đoàn; 77% có trình độ chuyên môn là trình độ đại học và tƣơng đƣơng. Ngoài ra Liên đoàn Lao động tỉnh đã chú trọng bồi dƣỡng trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ nhằm đáp ứng tình hình và nhiệm vụ đặt ra.

Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng đánh giá cán bộ đƣợc tiến hành xuyên và có tác dụng tốt. Các chế độ khen thƣởng, kỷ luật đƣợc chấp hành tốt theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và quy định của Nhà nƣớc, của Tổng Liên đoàn, nhờ đó đã khuyến khích động viên kịp thời cán bộ công đoàn tận tâm với công việc đƣợc giao. Công tác kiểm tra của công đoàn

11Nguồn: www.btv.org.vn (TheoTTXVN). Theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Bình Dƣơng đến tháng 4/2009 cả tỉnh có 446599 CNVCLĐ, nữ chiếm 48,8%; trong Bình Dƣơng đến tháng 4/2009 cả tỉnh có 446599 CNVCLĐ, nữ chiếm 48,8%; trong đó HC các cấp 10.438 ngƣời, giáo dục 12.196 ngƣời, phƣờng xã 4.412 ngƣời; khu vự c doanh nghiệp nhà nƣớc (100% vốn, cổ phần >51%, TNHH 1 thành viên, Mẹ con ) là 13,293 ngƣời; Ngoài quốc doanh là 406.260 ngƣời, trong đó doanh nghiệp có vốn FDI là 304.328. Tổng số đoàn viên công đoàn 322959 (1967 cs), trong đó HCSN 25.508 (635 cs), khu vực DNNN là 11.249 đv (20 cs). Ngoài quốc doanh là 286.202 đv (1.312 cs), trong đó FDI là 217.098 đv (754 cs).

các cấp đƣợc duy trì đều đặn, nhất là kiểm tra việc chấp hành điều lệ công đoàn giúp cho Ban thƣờng vụ công đoàn các cấp chỉ đạo thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình quản lý.

Tuy nhiên, tỷ lệ vận động thành lập và thu hút công nhân tham gia sinh hoạt công đoàn còn thấp. CĐCS thuộc các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc hoạt động chƣa hiệu quả và đạt tỷ lệ tiêu chuẩn vững mạnh chƣa cao. Kinh phí hoạt động của công đoàn cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, phụ thuộc lớn vào điều kiện của doanh nghiệp, không có điều kiện để tổ chức các phong trào. Tính hấp dẫn, tính hiệu quả của các công tác vận động tuyên truyền, các hoạt động cụ thể chƣa thiết thực, đạt hiệu quả chƣa cao.

Về hoạt động công đoàn: theo điều tra, 63% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động tốt, hiệu quả”; 14,9% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động chƣa tốt, chƣa hiệu quả”; 6,1% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động còn nặng về hình thức”, 10% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động còn bị áp đặt, phụ thuộc vào giới chủ”. Trong đó trong doanh nghiệp nhà nƣớc có 78,9% công nhân đánh giá “CĐCS hoạt động tốt, hiệu quả”; doanh nghiệp cổ phần là 75,8%; doanh nghiệp FDI là chỉ 54,2%. Tỷ lệ công nhân đánh giá CĐCS hoạt động chƣa tốt (14,9%); còn bị áp đặt, phụ thuộc vào giới chủ (10%); nặng về hình thức (6,1%).

So sánh giữa các loại hình doanh nghiệp cho thấy có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ đoàn viên công đoàn tham gia sinh hoạt công đoàn: 84,2% trong doanh nghiệp nhà nƣớc thƣờng xuyên tham gia sinh hoạt công đoàn; 66,7% ở công ty TNHH; 66,9% ở doanh nghiệp cổ phần và chỉ có 36,9% ở doanh nghiệp FDI. Trong doanh nghiệp FDI tỷ lệ công nhân thỉnh thoảng mới sinh hoạt công đoàn là 31,9%; có tới 16,3% công nhân không tham gia sinh hoạt công đoàn. Số không tham gia này cũng có nhiều nguyên nhân nhƣ: Công đoàn cơ sở không tổ chức, hoặc chất lƣợng sinh hoạt công đoàn chƣa cao.

Đánh giá công nhân về những hoạt động cụ thể của công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp trong năm qua nhƣ sau: Có 14,8% số công nhân trả lời CĐCS chƣa thăm hỏi động viên lúc ốm đau, hiếu hỷ; 35,8% số công nhân cho rằng CĐCS chƣa tham gia bảo vệ quyền lợi công nhân lao động khi bị xâm hại; 41,4% công nhân cho rằng CĐCS chƣa tuyên

truyền các chính sách, pháp luật liên quan đến công nhân lao động; 45,7% cho rằng CĐCS chƣa tham gia giải quyết tranh chấp lao động; 54,3% cho rằng CĐCS chƣa tham gia xây dựng phát triển doanh nghiệp. Những con số nói trên cho thấy cần quan tâm hơn nữa đế tính hiệu quả của hoạt động công đoàn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)