Thực trạng tiền lương và thu nhập của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 - 45)

. Năm 2007, có 12 tỉnh, thành phố có trên 100 ngàn công nhân (bao gồm cả công nhân nhập cƣ) trong doanh nghiệp là:

6. Thực trạng tiền lương và thu nhập của đội ngũ công nhân, lao động tỉnh Bình Dương

động tỉnh Bình Dương

Trong quá trình thực hiện chính sách tiền lƣơng, các doanh nghiệp coi việc trả lƣơng đúng cho ngƣời lao động là thực hiện đầu tƣ cho phát triển, góp phần ổn định đời sống vật chất của công nhân lao động. Nhờ có sự kiểm tra, giám sát tích cực của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp đã chú trọng và quan tâm hơn đến vấn đề này, thông qua việc xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lƣơng và tiền lƣơng bình quân thực tế thực hiện thông qua số lƣợng công nhân tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã từng bƣớc quan tâm hơn tới vấn đề xây dựng và đăng ký thang bảng lƣơng; xây dựng quy chế trả lƣơng, trả thƣởng. Trên cơ sở khung pháp lý, Nhà nƣớc đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc chi trả lƣơng cho ngƣời lao động dựa vào thành quả sản xuất kinh doanh, chi phí đầu vào của sản phẩm, nhờ đó tiền lƣơng đƣợc thỏa thuận phù hợp giữa chủ doanh nghiệp và công nhân.

Theo thống kê, tiền lƣơng bình quân hàng tháng của ngƣời lao động ở các khu vực tại tỉnh Bình Dƣơng năm 2008 là: Hành chính sự nghiệp là 1,5 triệu đồng; doanh nghiệp nhà nƣớc là 1,8 triệu đồng; doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là 1,9 triệu đồng; doanh nghiệp tƣ nhân là 1,4 triệu đồng. Nhìn chung thu nhập của công nhân, viên chức, lao động tại Bình Dƣơng còn thấp, nhất là lao động phổ thông tại các doanh nghiệp có mức thu nhập chỉ xấp xỉ 1 triệu đồng. Muốn đủ trang trải chi phí cho sinh hoạt cá nhân và gia đình thì công nhân phải tranh thủ làm thêm giờ, làm kinh tế phụ gia đình và tiết kiệm chi tiêu.

Tuy nhiên số doanh nghiệp đăng ký xây dựng thang, bảng lƣơng chƣa nhiều. Theo thống kê của Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh tính đến nay, toàn tỉnh mới có 524/6.945 doanh nghiệp có xây dựng và đăng ký thang, bảng lƣơng với cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động. Nhiều doanh nghiệp chƣa đăng ký thang, bảng lƣơng, chƣa có quy chế trả lƣơng, trả thƣởng hoặc có đăng ký nhƣng thực hiện không đúng, tỷ lệ

này chiếm khoảng trên 60%. Nhiều đơn vị, xây dựng thang lƣơng nhiều bậc, nhƣng mỗi bậc cách nhau chỉ 10 – 15 ngàn đồng.

Theo số liệu điều tra khảo sát, lƣơng cơ bản bình quân hàng tháng của mỗi công nhân (không kể các khoản phụ cấp, trợ cấp), thực tế nhƣ sau: Có 4,3% công nhân có mức thu nhập dƣới 700 ngàn đồng; 10,6% có mức thu nhập từ 700 – 1 triệu đồng; 46,55% có mức thu nhập từ 1 – 1,5 triệu đồng; 9,4% có từ 1,5 – 2 triệu đồng; 7,4% có từ 2 – 2,5 triệu đồng; chỉ có 3,6% công nhân có mức thu nhập trên 3 triệu đồng. Với mức thu nhập này so với mức giá cả hiện nay thì đời sống của công nhân, nhất là công nhân lao động nhập cƣ là thực sự khó khăn. Trong khi 6,2% lao động nam có mức lƣơng trên 3 triệu đồng/tháng, thì chỉ có 1,5% là công nhân nữ có mức lƣơng này; điều đáng nói là trên 50% công nhân nữ có mức lƣơng từ 1-1,5 triệu đồng/tháng.

Nếu tính mức lƣơng cơ bản của mỗi công nhân, lao động theo loại hình doanh nghiệp, mức thu nhập dƣới 700 ngàn đồng, ở công ty TNHH chiếm 16,5% công nhân. Mức thu nhập từ 1 - 1,5 triệu đồng ở doanh nghiệp FDI chiếm 58,7%; ở công ty TNHH chiếm 39,5%; ở doanh nghiệp nhà nƣớc là 10,5% và ở doanh nghiệp cổ phần là 8,1%. Mức thu nhập từ 2 – 2,5 triệu đồng, ở doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 31,6%; ở doanh nghiệp cổ phần chiếm 15,3%; ở công ty TNHH chiếm 9,3% và ở doanh nghiệp FDI là 3,7%.

Ngoài mức lƣơng cơ bản, theo báo cáo của LĐLĐ tỉnh Bình Dƣơng, các doanh nghiệp tuỳ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh đã trợ cấp hỗ trợ tăng thêm thu nhập cho công nhân bình quân từ 200 – 300 ngàn đồng một tháng. Trong đó tiền đi lại từ 100 - 200 ngàn đồng; tiền thuê phòng trọ (cho công nhân thuê nhà) từ 50 - 100 ngàn đồng; tiền ăn giữa ca từ 4 - 10 ngàn đồng/ca; tiền thƣởng chuyên cần, tăng năng suất từ 50 - 100 ngàn đồng. Cuối năm thƣởng bình quân mỗi công nhân 1 tháng lƣơng cơ bản theo hợp đồng (cho những công nhân đã làm việc đủ 12 tháng). ..

Theo kết quả điều tra, 74,4% công nhân đƣợc hỏi trả lời doanh nghiệp có hỗ trợ bữa ăn giữa ca (4 - 10 ngàn đồng tuỳ từng doanh nghiệp); 68,3% trả lời đƣợc hỗ trợ tiền chuyên cần; 33,5% trả lời đƣợc trợ cấp đi lại; 32,9% đƣợc hỗ trợ tiền phụ cấp nhà trọ; 8,1% trả lời đƣợc

hỗ trợ tiền ăn sáng (3 - 5 ngàn đồng) và 18,6% trả lời đƣợc hỗ trợ các khoản khác. Phổ biến các doanh nghiệp thƣờng hỗ trợ tiền ăn giữa ca, tiền chuyên cần cho công nhân, còn các khoản khác không đáng kể và tuỳ theo từng doanh nghiệp.

Tỷ lệ này giữa các loại hình doanh nghiệp cũng không giống nhau. Đối với tiền ăn ca: các doanh nghiệp đầu tƣ trong nƣớc chiếm tỷ lệ cao hơn, gần 100%; công ty TNHH 89,5%; doanh nghiệp cổ phần 74,2% và doanh nghiệp FDI 67,1%. Đối với tiền chuyên cần: có 71,7% công ty TNHH hỗ trợ; doanh nghiệp FDI 80,7%; doanh nghiệp nhà nƣớc đạt 21,1% và doanh nghiệp cổ phần chỉ có 8,9%. Đối với tiền đi lại (tại thời điểm điều tra, giá xăng lên, kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp cũng hỗ trợ một phần tiền đi lại): 47,4% công nhân trong doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hƣởng; công ty TNHH là 41,5%; doanh nghiệp FDI 34,4% và doanh nghiệp cổ phần 10,5%. Đối với tiền hỗ trợ nhà trọ, trong tổng số công nhân, lao động đƣợc khảo sát phải thuê nhà trọ, số công nhân trả lời đƣợc hỗ trợ có tỷ lệ nhƣ sau: công ty TNHH 44,6%; doanh nghiệp FDI 34,1% và doanh nghiệp cổ phần có 8,1%.

Một số doanh nghiệp trên địa bàn Bình Dƣơng làm việc mang tính chất công nghiệp nhƣng những năm vừa qua do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sản phẩm làm ra tiêu thu chậm và không liên tục nên doanh nghiệp đã cho công nhân làm việc 2 buổi mỗi ngày, nghỉ trƣa từ 1 – 1,5 giờ, nên công nhân không đƣợc hƣởng tiền ăn ca. Hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nhất là doanh nghiệp có vốn FDI đã dùng tiền “thƣởng chuyên cần” để làm công cụ quản lý lao động mà không vi phạm pháp luật, do đó nhiều công nhân có lý do chính đáng xin nghỉ việc từ một ngày trở lên cũng bị cắt mất tiền chuyên cần. Ở các doanh nghiệp nhà nƣớc, doanh nghiệp cổ phần hóa, các khoản thu nhập cơ bản đã đƣợc tính vào lƣơng, nên các khoản phụ cấp, trợ cấp khác nhƣ tiền chuyên cần, trợ cấp nhà ở, đi lại đạt tỷ lệ thấp, thậm chí không có. Bù lại công nhân có mức lƣơng cơ bản cao hơn, nên mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng cao hơn.

Bên cạnh đó, những công nhân, lao động làm việc tích cực, năng suất cao cũng đƣợc doanh nghiệp thƣởng. Khi đƣợc hỏi về nội dung này có 73,7% công nhân trả lời “đƣợc thƣởng”; 18,4% trả lời “không đƣợc

thƣởng” và 7,9% không trả lời. Các doanh nghiệp thƣởng theo trình độ chuyên môn, tay nghề và hiệu quả lao động, chủ yếu là thƣởng bằng tiền, theo phân loại A, B, C hàng tháng, quý. Nếu phân tỷ lệ trả lời theo loại hình doanh nghiệp: 91,1% công nhân tại công ty TNHH trả lời “có đƣợc thƣởng”; 76,6% tại doanh nghiệp cổ phần; 65,1% công nhân tại doanh nghiệp FDI và 47,4% tại doanh nghiệp nhà nƣớc.

Tổng thu nhập của công nhân, lao động tại các doanh nghiệp Bình Dƣơng thực tế là lớn hơn khoảng 20% mức lƣơng cơ bản. Điều này cho thấy cơ chế tiền lƣơng trong cơ chế thị trƣờng đã đƣợc địa phƣơng quán triệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận dụng linh hoạt và sáng tạo, vừa để tăng thu nhập đảm bảo mức sống (tối thiểu) để tái sản xuất, vừa khuyến khích bằng vật chất tinh thần lao động sáng tạo của công nhân. Đồng thời đây cũng là chính sách thu hút nguồn lực công nhân tạo ra mức so sánh thu nhập giữa các doanh nghiệp trong tỉnh. Song về lâu dài cần hƣớng tới khuyến khích doanh nghiệp và có cơ chế tăng dần mức lƣơng cơ bản của ngƣời công nhân lên cao hơn, để họ đƣợc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cao hơn nhƣ công nhân các doanh nghiệp nhà nƣớc. Làm tốt điều này không những có lợi hơn cho ngƣời lao động lúc đủ tuổi nghỉ hƣu mà còn tận thu một khoản tiền tƣơng đối lớn (khoảng 4%) từ quỹ tiền lƣơng của công nhân tại các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)